Nhà văn Chu Thiên

Giới thiệunhà văn Chu Thiên

Nhà văn Chu Thiên

Tiểu sử Chu Thiên

Nhà văn Chu Thiên,  sinh ngày 2.9.1913, mất ngày I.6.1992, có tên thật là Hoàng Minh Giám. Quê gốc: thôn Đô Hoàng, xã Phú Khê, nay là xã Yên Phong, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, Chú Thiên dạy học và viết văn ở Hà Nội. Kháng chiến chống Pháp, ông và gia đình tản cư vào Thanh Hóa. vừa dạy học vừa viết báo. Sau năm 1954, Chu Thiên đảm nhiệm các công tác : Hiệu trưởng Trường trung học thị xã Phủ Lý, tổ trưởng tổ phiên dịch, cán bộ giảng dạy lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam ở Trường đại học tổng hợp Hà Nội.

Tác phẩm của Chu Thiên

         Tác phẩm : Lê Thái Tổ (tiểu thuyết lịch sử – 1941), Bà Quận Mỹ (tiểu thuyết lịch sử – 1942), Bút nghiên (tiểu thuyết lịch sử – 1942), Lê Thánh Tông (nghiên cứu – 1943), Nhà nho (tiểu thuyết lịch sử – 1943), Văn Thiên Tường (nghiên cứu – 1954), Tuyết Giang phu tử (nghiên cứu – I946), Hùng khí thăng Long (nghiên cứu – 1954), Bóng nước hồ Gươm (tiểu thuyết lịch sử, 2 tập – 1970), và cùng biên soạn một số giáo trình lịch sử có giá trị: Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Chế độ ruộng đất thời Nguyễn, Sử liệu học Việt Nam, Trung Quốc thời cổ trung đại…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà quân sự, nhà chính trị Lý Thường Kiệt

          Vốn say mê và tâm huyết với đề tài lịch sử, trước Cách mạng tháng Tám, Chu Thiên đã có một số tiểu thuyết lịch sử, tiêu biểu là tiểu thuyết Bút: nghiên. Bút nghiên có một nhân vật chính là cậu học trò Tâm. Tác phẩm kể về quá trình học hành thi cử của Tâm khá cụ thể. Lên 6 tuổi, cậu theo học lớp vỡ lòng của một thầy đồ trong làng. 15 tuổi trọ ở một làng khác để theo học lớp đại tập. Vì học hành chăm chỉ, thông minh, tuy bị hỏng một kỳ thi hương nhưng sau Tâm đã đỗ đầu xứ trong kỳ khảo hạch, đỗ thủ khoa trong kỳ thi hương và đỗ Hoàng giáp khi hai mươi ba tuổi. Bú/ nghiên có nhiều trang viết tỉ mỉ, cụ thể về công việc học hành thi cử của những nho sinh xưa. Người đọc có cảm giác dường như chế độ phong kiến là thời hoàng kim đối với lớp người lập nghiệp bằng học hành, thi cử.

      Sau Cách mạng tháng Tám, Chu Thiên có bộ tiểu thuyết tiêu biểu Bóng nước hồ gươm. Tác phẩm kể về cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân thành Thăng Long chống lại những cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp. Những nhân vật tiêu biểu cho tinh thần quyết chiến bảo vệ thành là những vị quan có tinh thần yêu nước: Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương. Bóng nước hồ Gươm cũng cho thấy sự hèn yếu, nhu nhược của triều đình Huế trước sự tấn công của thực dân Pháp và bộ mặt xấu xa, lợi dụng tình thế để bán nước cầu vinh của những tên gian thần như Nguyễn Hữu Độ, Hoàng Cao Khải. Giá trị của tiểu thuyết lịch sử này được khẳng định ở chỗ : nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật lịch sử có giá trị nghệ thuật, đặc biệt là tuyến nhân vật chính diện. Bóng nước hồ gươm cũng mang đến cho người đọc niềm tin và niềm tự hào ở tinh thần yêu nước, tỉnh thân chiến đấu quên mình để bảo vệ đất nước của ông cha ta. Qua Bóng nước hồ gươm người đọc cũng cảm nhận được một bước tiến về tư tưởng và nghệ thuật của ngòi bút Chu Thiên so với những tác phẩm đầu tay của Ông. Với những đóng góp trên, Chu Thiên được coi là một nhà văn có vị trí nhất định trong dòng văn học viết về để tài lịch sử.

Scroll to Top