Và từ láy

Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy? Phân biệt từ láy và từ ghép

Cùng Vanmau.com tìm hiểu từ láy là gì, tác dụng của từ láy, phân biệt từ láy và từ ghép,…

Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều từ láy, từ láy có thể xuất hiện trong các văn bản, hay trong các cuộc giao tiếp, đối thoại hằng ngày. Tuy nhiên với nhiều người, do chưa hiểu cụ thể về loại từ này, nên đã có những nhầm lẫn khi sử dụng từ láy. Vậy từ láy là gì? Và cách phân biệt từ láy và từ ghép ra sao?

Từ láy là gì?

Từ Láy Là Gì? Từ Ghép Là Gì? Tác Dụng & Phân Loại Cụ Thể

Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng, được tạo nên bởi các tiếng giống nhau về âm, về vần hoặc cả âm và vần. Trong đó có thể có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả các tiếng đều không có nghĩa, khi đó 2 từ được ghép với nhau tạo nên một từ có nghĩa.

Ví dụ: ào ào, xanh xanh, thăm thẳm, lanh lảnh, ……

Phân loại từ láy

Dựa vào cấu trúc, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy được chia thành hai loại chính là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, luôn luôn, ào ào.

Đôi khi để nhấn mạnh và tạo sự tinh tế hài hòa về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, lanh lảnh, ngoan ngoãn.

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn:

– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

– Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy? Phân biệt từ láy và từ ghép 1

Từ láy có tác dụng gì?

Từ láy được sử dụng vô cùng linh hoạt. Người dùng biến đổi các loại từ láy có thể mang đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.

Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.

Cách phân biệt từ ghép và từ láy

Tiếng Việt vốn nổi tiếng phong phú và phức tạp. Tiếng Việt cũng có một loại từ nữa đó là từ ghép, khá giống với từ láy. Và để phân biệt từ láy và từ ghép thì không phải ai cũng làm được, có một vài cách giúp chúng ta phân biệt được hai loại từ này mà bạn có thể tham khảo như sau:

Cách 1: Láy âm là từ ghép nghĩa

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu một trong hai từ thuộc từ Hán Việt thì đó chính là ghép chứ không phải từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xác định là từ ghép.

Cách 2: Nghĩa của các từ tạo thành. Từ mà hai âm tiết đều có nghĩa cụ thể thì không thể là từ láy, đó là từ ghép.

Ví dụ: máu mủ, trai trẻ, che chắn…

Ngược lại, nếu chỉ một tiếng có ý nghĩa thì đó là láy âm. ví dụ: lảm nhảm, lạnh lùng…

Cách 3: Nếu hai tiếng trong từ có thể đảo trật tự thì đó là từ ghép. Khi chúng ta đảo trật tự từ các tiếng trong một từ được thì đó chính là từ ghép. Bởi vì, láy âm nhìn chung là không đảo được trật tự từ.

Ví dụ: mờ mịt/mịt mờ, thẫn thờ/thờ thẫn…

Cùng với từ láy, từ ghép là một dạng cấu tạo của từ phức. Mặc dù đều được tạo thành từ hai tiếng trở lên có nghĩa. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những nét khác biệt rõ rệt. Sự khác biệt đó được thể hiện thông qua bảng sau:

Tiêu chí Từ láy Từ ghép Định nghĩa Từ láy là từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa. Nghĩa của từ tạo thành Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

Ví dụ:

– “Thơm tho” được tạo thành bởi: + Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa.

– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

Cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa.

Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Nghĩa của từ khi đảo vị trí các tiếng Khi đảo trật tự các tiếng, từ láy không có nghĩa.

Ví dụ: từ “thơm tho” khi đổi vị trí hai tiếng cho nhau thành “tho thơm” thì không có nghĩa

Đối với từ ghép, khi đổi vị trí các tiếng vẫn có ý nghĩa.

Đọc thêm  Tập làm văn lớp 5: Tả con vật mà em yêu thích Dàn ý & 20 bài văn tả con vật lớp 5

Ví dụ: từ “đau đớn”, khi đảo vị trí thành “đớn đau” vẫn có nghĩa.

Có thành phần Hán Việt Từ phức có thành phần Hán Việt trong câu không phải từ láy.

Ví dụ: từ “tử tế”, trong đó có từ “tử” là từ Hán Việt. Mặc dù lặp âm đầu, tuy nhiên từ “tử tế” không phải từ láy.

Có thành phần Hán Việt trong câu là từ ghép.

Ngược lại, mặc dù từ “tử tế” điệp âm đầu “t”, có “tử” là từ Hán Việt. Do đó từ “tử tế” là từ ghép.

Bài 1. Hãy xếp các từ phức sau vào hai loại từ ghép và từ láy: sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

Bài 2. Từ nào không phải từ láy?

a. lung linh, lấp lánh, long lanh, lấp ló, lớn lên

b. mênh mông, mờ mịt, mấp mé, mũm mĩm, đậm nhạt

Bài 3. Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:

A. da người

B. lá cây còn non

C. lá cây đã già

D. trời.

Bài 4. Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Bài 5.

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6. Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, lạnh lùng, nhạt nhẽo, ghê gớm, chăm chỉ, thấp thoáng, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Bài 7. Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Bài 8. Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng lạnh, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.

Bài 9. Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng.

Bài 10. Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 6 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Bài 11. Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời Tay nhè nhẹ chút, người ơi Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng. Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình Nắng già hạt gạo thơm ngon Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Bài 12. Tìm từ láy, từ ghép trong các câu:

a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, M’nông lại tưng bừng mở hội đua voi.

e. Suối chảy róc rách.

Bài 13. Tìm từ láy trong đoạn văn sau:

“Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.”

Bài 14. Tìm những tiếng có thể kết hợp với “lễ” để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ “lễ phép”.

Bài 15. Cho một số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, bạn học, chăm chỉ, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn, ông bà, ăn uống, hoa hồng, xinh xắn, tươi vui, thương yêu, nóng lạnh, cười nói, to lớn, cười đùa, gắt gỏng, mong muốn, xinh xinh, đầy đặn, xanh xanh, nhanh nhẹn, khóc lóc, tủm tỉm.

Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

a. Từ ghép tổng hợp

b. Từ ghép phân loại

c. Từ láy

Bài 16. Trong bài: “Tre Việt Nam” nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

“Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người”

– Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

– Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên.

Bài 17. Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Bài 18. Tìm các từ láy trong bài thơ sau:

“Ngày Huế đổ máu, Chú Hà Nội về, Tình cờ chú cháu, Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng…

– “Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá, Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí, Má đỏ bồ quân: – “Thôi, chào đồng chí!” Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu, Chú lên đường ra, Ðến nay tháng sáu, Chợt nghe tin nhà.

Ra thế, Lượm ơi!

Một hôm nào đó, Như bao hôm nào, Chú đồng chí nhỏ, Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận, Ðạn bay vèo vèo, Thư đề “Thượng khẩn”, Sợ chi hiểm nghèo!

Ðường quê vắng vẻ, Lúa trổ đòng đòng, Ca-lô chú bé, Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng lòe chớp đỏ, Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ, Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng. Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh.

Đọc thêm  Tập làm văn lớp 5: Tả con vật mà em yêu thích Dàn ý & 20 bài văn tả con vật lớp 5

Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích, Nhảy trên đường vàng…”

(Lượm, Tố Hữu)

Bài 19. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

Nhỏ nhắn, lạnh lẽo, bấp bênh, con đường, hoa quả, điện thoại, xinh xắn, xa xôi, máy tính, xấu xí, xinh đẹp, lo lắng, chạy nhảy, nhảy nhót, mơ màng, mơ ước, thấp thoáng.

Bài 20. Tìm các từ không phải là từ ghép:

a. mơ màng, mơ ước, mơ mộng, giấc mơ

b. lo lắng, lo nghĩ, lo sợ, buồn lo

c. nhớ mong, nhớ nhung, nhớ thương

d. nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ to, nhỏ nhất

Bài 21. Phân loại các từ ghép sau thành hai loại: từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có nghĩa tổng hợp: ông bà, ông ngoại, bà ngoại, con vật, con chó, con mèo, con gà, bông hoa, hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, sách vở, anh em, quả hồng, cặp sách, bút chì, quạt nan, sổ tay, cha mẹ, bàn ghế, cây bàng, chó mèo, chờ đợi.

Bài 22. Xếp các từ láy vừa tìm được ở bài 18 vào các nhóm sau:

a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.

b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

c. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.

Bài 23.

a. Tìm các từ ghép chỉ nghề nghiệp (Ví dụ: cô giáo, bác sĩ…)

b. Tìm các từ ghép chỉ đồ dùng học tập (Ví dụ: bàn ghế, cặp sách…)

Bài 24. Cho đoạn thơ sau:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

(Bếp lửa, Bằng Việt)

Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau.

Bài 25. Cho đoạn văn sau:

“Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

a. Tìm từ láy trong đoạn văn sau.

b. Sắp xếp các từ láy vào các nhóm:

– Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.

– Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

– Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.

Bài 26. Từ “khúc khích” dùng để chỉ?

A. tiếng cười

B. tiếng khóc

C. tiếng nói

D. tiếng hét

Bài 27. Hãy tìm các từ láy

– Giống nhau cả âm đầu và vần (Ví dụ: thoăn thoắt…)

– Giống nhau ở âm đầu (Ví dụ: tháp thoáng…)

– Giống nhau ở vần (Ví dụ: lon ton…)

Bài 28. Từ các tiếng sau, hãy tạo ra các từ ghép: ăn, xe, vui.

Bài 29.

a. Tìm các từ láy chỉ hình dáng (Ví dụ: mảnh khảnh, gầy gò…)

b. Tìm các từ láy chỉ âm thanh (Ví dụ: ồn ào, ầm ầm…)

Bài 30. Thi tìm nhanh các từ ghép:

a. Tên gọi các loại quả

b. Tên gọi các phương tiện giao thông

Bài 31. Tìm các từ ghép trong đoạn thơ sau:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

Bài 32. Tìm từ láy trong đoạn thơ sau:

“Con chim chiền chiện Bay vút, vút cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào.

Cánh đập trời xanh Cao hoài, cao vợi Tiếng hót long lanh Như cành sáng chói”

(Con chim chiền chiện, Huy Cận)

Bài 33. Tìm từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau:

“Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)

Bài 34. Đâu là từ láy?

A. cỏ cây

B. lấp ló

C. thân thương

D. mơ mộng

Bài 35. Đâu là từ ghép?

A. xanh xao

B. gầy gò

C. chờ đợi

D. mênh mông

Bài 36. Đâu là từ láy toàn bộ?

A. lấp ló

B. mờ mịt

C. gập ghềnh

D. đo đỏ

Bài 37. Đâu là từ ghép phân loại?

A. ăn uống

B. chạy nhảy

C. con gà

D. quần áo

Bài 38. Đâu là đáp án chỉ có từ láy?

A. lạnh lùng, thăm thẳm, gồ ghề

B. máy tính, trăng trắng, mấp mé

C. thấp thoáng, hoa lan, quả mận

Bài 39. Đâu là từ ghép tổng hợp?

A. gà con

B. rau cải

C. bánh kẹo

D. quả mít

Bài 40. Đâu không phải là từ láy?

A. nhấp nhô

B. xinh xắn

C. bố mẹ

D. mập mạp

Đáp án:

Bài 1.

– Từ ghép: hung dữ, mộc mạc, dẻo dai, vững chắc

– Từ láy: sừng sững, lủng củng, nhũn nhặn, cứng cáp.

Bài 2.

a. Từ không phải từ láy là: lớn lên

b. Từ không phải từ láy: đậm nhạt

Bài 3. A

Bài 4.

Bài 5.

a.

* nhỏ:

– Từ ghép phân loại: việc nhỏ, chuyện nhỏ

– Từ ghép tổng hợp: to nhỏ, nhỏ bé

– Từ láy: nho nhỏ

* sáng:

– Từ ghép phân loại: sáng trưng, sáng chói

– Từ ghép tổng hợp: sáng tối, sáng tươi

– Từ láy: sáng sủa

* lạnh:

– Từ ghép phân loại: lạnh tanh, lạnh ngắt

– Từ ghép tổng hợp: nóng lạnh, lạnh giá, lạnh buốt

– Từ láy: lành lạnh

b.

* xanh:

– Từ ghép: xanh đậm

– Từ láy: xanh xanh

* đỏ:

– Từ ghép: đỏ tươi

– Từ láy: đo đỏ

* trắng

– Từ ghép: trắng bệch

– Từ láy: trăng trắng

* vàng:

– Từ ghép: vàng nhạt

– Từ láy: vàng vọt

* đen:

– Từ ghép: đen huyền

– Từ láy: đen đúa

Bài 6.

a.

– Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, ghê gớm, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học

– Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, lạnh lùng, nhạt nhẽo, chăm chỉ, thấp thoáng

b.

– Từ ghép:

● Ghép phân loại: xa lạ, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, ghê gớm, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa

Đọc thêm  Tập làm văn lớp 5: Tả con vật mà em yêu thích Dàn ý & 20 bài văn tả con vật lớp 5

● Ghép tổng hợp: bàn học

– Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, lạnh lùng, nhạt nhẽo, chăm chỉ, thấp thoáng (đều là từ láy phụ âm đầu).

Bài 7.

  1. Từ láy là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao
  2. Phân loại:

– Láy phụ âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao

– Láy vần: loáng thoáng

– Láy toàn bộ: dần dần

Bài 8.

– Từ ghép có nghĩa phân loại: nóng lạnh.

– Từ ghép có nghĩa tổng hợp: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.

Bài 9.

– Từ láy có 2 tiếng: đo đỏ, mênh mông, nho nhỏ, gầy gò…

– Từ láy có 3 tiếng: sát sàn sạt, ướt lướt thướt…

– Từ láy có 4 tiếng: đủng đà đủng đỉnh, đỏng đa đỏng đảnh, vớ va vớ vẩn, gật gà gật gù…

Bài 10.

Các từ ghép là: yêu mến, yêu thích, yêu thương, yêu quý, thương mến, quý mến

Bài 11.

– Các từ láy là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho.

– Đây đều là các từ láy phụ âm đầu.

Bài 12.

Từ Ghép Là Gì】 Ví Dụ Cụ Thể & Cách Phân Biệt Với Từ Láy

a.

– Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ

– Từ láy: xôn xao, phơi phới, mềm mại, nhảy nhót.

b.

– Từ ghép: chú chuồn chuồn nước, cái bóng, mặt hồ

– Từ láy: mênh mông

c.

– Từ ghép: tiếng mưa, tiếng chân

– Từ láy: lộp độp, lép nhép

d.

– Từ ghép: hằng năm, mùa xuân, tiết trời, đồng bào

– Từ láy: tưng bừng

e.

– Từ ghép: không có

– Từ láy: róc rách

Bài 13.

Từ láy là: bập bùng, rì rầm, mênh mông

Bài 14.

– Các từ kết hợp với “lễ’ tạo thành từ ghép là: lễ nghĩa, lễ nghi, lễ hội, lễ vật, lễ tang, lễ đài, lễ phục…

– Từ đồng nghĩa với lễ phép: lịch sự

– Từ trái nghĩa với lễ phép: hỗn láo, vô lễ…

Bài 15.

  1. Từ ghép tổng hợp: bạn bè, hư hỏng, giúp đỡ, ông bà, ăn uống, tươi vui, nóng lạnh, cười nói, to lớn, cười đùa, mong muốn.
  2. Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đọc, hoa hồng, thương yêu.
  3. Từ láy: thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn, xinh xắn, gắt gỏng, xinh xinh, đầy đặn, xanh xanh, nhanh nhẹn, khóc lóc, tủm tỉm.

Bài 16.

– Phẩm chất: yêu thương, đùm bọc và đoàn kết.

– Các từ láy là: bão bùng

Bài 17.

– Từ ghép phân loại: học đòi, học vẹt, học lỏm, anh cả, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

– Từ ghép tổng hợp: học hành, học hỏi, học tập, anh em.

Bài 18.

Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, vèo vèo, nhấp nhô.

Bài 19.

– Từ ghép: con đường, hoa quả, điện thoại, máy tính, xinh đẹp, chạy nhảy, mơ ước.

– Từ láy: nhỏ nhắn, lạnh lẽo, bấp bênh, xinh xắn, xa xôi, xấu xí, lo lắng, nhảy nhót, mơ màng, thấp thoáng.

Bài 20.

a. mơ màng

b. lo lắng

c. nhớ nhung

d. nhỏ nhẹ

Bài 21.

– Từ ghép có nghĩa phân loại: ông ngoại, bà ngoại, con chó, con mèo, con gà, hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, quả hồng, cặp sách, bút chì, quạt nan, sổ tay, cây bàng.

– Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ông bà, con vật, bông hoa, sách vở, anh em, cha mẹ, bàn ghế, chó mèo, chờ đợi.

Bài 22.

a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhấp nhô.

b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: loắt choắt, thoăn thoắt

c. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: xinh xinh, nghênh nghênh, vèo vèo.

Bài 23.

a. Tìm các từ ghép chỉ nghề nghiệp: y tá, giáo viên, bộ đội, công an, ca sĩ, nhạc sĩ, người mẫu…

b. Tìm các từ ghép chỉ đồ dùng học tập: bút chì, bút mực, cặp sách, sách vở, thước kẻ…

Bài 24.

– Từ ghép: bếp lửa, sương sớm, nồng đượm, nắng mưa

– Từ láy: chờn vờn

Bài 25.

– Từ láy: mơ màng, xám xịt, nặng nề, ầm ầm, lạnh lùng, sôi nổi, hả hê, gắt gỏng.

– Sắp xếp:

  • Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: mơ màng, xám xịt, nặng nề, lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng.
  • Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần:sôi nổi
  • Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: ầm ầm

Bài 26. A

Bài 27.

– Giống nhau cả âm đầu và vần: xanh xanh, nho nhỏ, nghênh nghênh, trăng trắng, êm đềm, dửng dưng, bát ngát…

– Giống nhau ở âm đầu: lấp ló, tươi tắn, mảnh mai, lượn lẹo, gầy gò, bì bõm, bồng bềnh…

– Giống nhau ở vần: dong dỏng, chơi vơi, bồn chồn, bối rối, càu nhàu, bứt rứt, bủn rủn….

Bài 28.

– Các từ là:

  • ăn: ăn uống, ăn chơi, ăn bánh, ăn cơm…
  • xe: xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe tải…
  • vui: vui chơi, vui tươi, vui cười…

Bài 29.

a. Tìm các từ láy chỉ hình dáng: dong dỏng, mảnh khảnh, dặt dẹo, thướt tha…

b. Tìm các từ láy chỉ âm thanh: tích tắc, khúc khích, oa oa, vun vút, rì rào, xào xạc…

Bài 30. Thi tìm nhanh các từ ghép:

a. Tên gọi các loại quả: quả đào, quả mận, quả lê, quả ổi, quả táo, quả dưa hấu, quả đu đủ, quả măng cụt, quả lựu…

b. Tên gọi các phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, thuyền buồm, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay…

Bài 31.

Các từ ghép là: mặt trời, đoàn thuyền, câu hát, gió khơi

Bài 32.

Các từ láy là: ngọt ngào, long lanh

Bài 33.

– Từ ghép: cửa sổ, nhà thơ

– Từ láy: hững hờ

Bài 34. B

Bài 35. C

Bài 36. D

Bài 37. C

Bài 38. A

Bài 39. C

Bài 40. C

Qua bài viết ở trên, THPT Sóc Trăng đã giúp các em học sinh hiểu rõ khái niệm: từ láy là gì, tác dụng của từ láy, cách phân biệt từ láy và từ ghép, bài tập về từ láy và từ ghép. Các em học sinh có thể truy cập website THPT Sóc Trăng để tìm hiểu các bài viết hữu ích trong quá trình học tập và thi cử.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Tổng hợp

Scroll to Top