Chuyện ít biết về nhà văn Nguyễn Tuân

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân

Chuyện ít biết về nhà văn Nguyễn Tuân

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân

Nhà văn Nguyễn Tuân, sinh ngày 10.7.1910, mất ngày 28.7.1988. Các bút danh: Nguyễn Tuân, Nhất Lang, Ngột Lôi Quật, Tuân, Tuấn Thừa Sắc, Ân Ngũ Tuyên, Bạch. Quê gốc : xã Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), thôn Thượng Đình,  huyện Từ Liêm, nay là quân Thanh Xuân, nội thành Hà Nội. Ông thân sinh là Nguyễn An Lan, Tú tài khoa thi Hán học cuối cùng, một nhà nho tài hoa bất đắc chí (làm thơ lấy tên Hải Văn), có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng và phong cách Nguyễn Tuân. Cụ Tú Lan được bổ làm Thư ký tòa sứ thời thuộc Pháp và được điều đi nhiều tỉnh miền Trung : Khánh Hòa, Quảng Nam, Huế, Hà Tĩnh, Thanh Hóa (nơi làm việc lâu nhất và ở khi về hưu). Do sự di chuyển của gia đình cụ Tú Lạn như vậy, nên Nguyễn Tuân thường đi về từ Hà Nội đến các tỉnh miền  Trung và để lại nhiều bài tùy bút đặc sắc vẻ các địa phương này. Nguyễn Tuân học đến bậc thành chung (tương đương THCS) ở Nam Định. Năm 1929, do tham gia một Cuộc bãi khóa phản đối một giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam, Nguyễn Tuân bị đuổi học. Ông cùng với bạn bè “xe dịch” sang Lào rồi qua Thái Lan một cách bất hợp pháp. Do vậy, ông bị bắt đưa về giam và quản thúc tại Thanh Hóa. Hết hạn tù, ông làm Thư ký nhà máy đèn tỉnh Thanh Hóa một thời gian. Trong thời gian này, ông mở một hiệu sách gọi là Thư trang, đồng thời làm thông tín viên thường trú cho tờ Trung Bắc tân văn ở Hà Nội. Từ 1927, ông ra hẳn Hà Nội viết báo, viết văn. Ông nổi tiếng từ khoảng 1938 với các tác phẩm Một chuyến đi, Vang bóng một thời v.v.. Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt liệt chào mừng cách mạng, tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng đất nước bằng ngòi bút của mình. Ông được bầu làm Tổng thư ký Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam từ 1948 đến 1958, nhiều lần tham gia BCH Hội nhà văn Việt Nam. Ông mất vì bệnh tim mạch.

Nguyễn Tuân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt l và tên ông  đặt cho một đường phố Hà Nội.

Tác phẩm nhà văn Nguyễn Tuân

Trước Cách mạng tháng Tám : Một chuyến đi (1938), Vàng bóng một thời (1939), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Thiếu quê hương (1940), Tàn đèn dầu lạc (1941), Chiếc lư đồng mắt cua (194), Tùy bút f (1941), Tùy bút II (1943), Tóc chị Hoài (1943) Nguyễn (1945).

Sau Cách mạng tháng tám : Chùa Đàn (1946) Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1959), Thắng càn (1953), Chú Giao làng Seo (1953), Bút ký đi thăm Trung Hoa (1955), Tùy bút kháng chiến và hòa bình (tập I – 1955, tập l – 1956), Truyện một cái thuyền đất (1958), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Ký (1976), Tuyển tập Nguyễn Tuân (1981), Chuyện nghề (1986), Cảnh sắc và hương vị đất nước (1988), Yêu ngôn (1999), Nguyễn Tuân bàn về văn nghệ (1999), Nguyễn Tuân toàn tập (2000).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Nguyễn Bá Xuyến

Nguyễn Tuân cẩm bút từ đầu những năm 30. Lúc đầu, ngoài viết ký, truyện ngắn, ông có làm thơ. Năm 1937, chuyển sang viết một loạt truyện ngắn trào phúng hiện thực chủ nghĩa đăng trên Đông Dương tạp chí. Đầu năm 1938, do có tài diễn kịch, ông được tuyển đi Hồng Kông đóng một phim truyện đầu tiên của Việt Nam gọi là Cánh đồng ma. Tập tùy bút du ký Một chuyến đi của ông ra đời sau chuyến đi này đã khẳng định phong cách độc đáo và tên tuổi của ông trong đời sống văn học. Khi Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, và Tùy bút 1, Tùy bút ÏI ra đời, ông càng nổi danh như một cây bút độc đáo và đầy tài hoa.

Ba để tài chính của tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là :

– Về “chủ nghĩa xê dịch” : kết hợp thú giang hồ lãng tử của các nhà nho tài tử xưa với chủ trương “xê dịch” để săn tìm cảm giác mới lạ do ảnh hưởng của triết học Nitsơ (Nietzsche) và văn của Ăng đơr Gitđơ (André Giác), Pôn Moräng (Paul Morand) v.v… Tác phẩm tiêu biểu : Một chuyến đi, Thiểu quê hương…

– Về cái đẹp “Vang bóng một thời : diễn tả đầy tài hoa những thú chơi tao nhã của người xưa : uống trà, nhắm rượu, thưởng hoa, đánh cờ, đánh bạc bằng thơ, chơi chữ đẹp, làm đèn kéo quân… Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời, Phụ: nhân họ Bồ, Tóc chị Hoài v.v…

– Vẻ đời sống trụy lạc: tác phẩm tiêu biểu : Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc, Chiếc lư đồng mắt cua V.V….

Ngoài ra, trong những ngày cuối cùng của chế độ thuộc địa Pháp, ông còn đi vào thế giới ma quỷ với những truyện ngắn gọi là Yêu ngôn, thể hiện tâm trạng hoang mang bế tắc trước thực trạng xã hội đen tối và hỗn loạn lúc bấy giờ, nhất là sau chuyến đi tù lần thứ hai (do bị thực dân Pháp nghỉ là có hoạt động chính trị).

Từ Cách mạng tháng Tám, vốn sẵn lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, Nguyễn Tuân hăng hái tham gia mọi hoạt động văn nghệ cách mạng. Giờ ‘ đây thú “xe dịch” chuyển thành ý thức thâm nhập thực tế đời sống để viết : thăm chiến trường miền Nam ngay sau Cách mạng tháng Tám, diễn kịch lưu động khu IV phục vụ kháng chiến, lên  Việt Bắc, đi nhiều chiến dịch cùng với quân đội, tham gia hoạt động quần chúng giảm tô. và cải cách ruộng đất (CCRĐ) ở Bắc Giang, đi vào vùng địch hậu Bắc Ninh, nằm hầm ““bem” với du kích. Hòa bình lập lại trên miền Bắc,  ông đi thực tế Sông Đà, Điện Biên, thăm các công trường làm đường Tây  Bắc, ra đảo Cô Tô, vào sông Tuyến, Vĩnh Linh. Giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, ông vào tuyến lửa Quảng Bình và sau đó trụ lại ở thủ đô trong những ngày không quân Hoa Kỳ đánh phá ác liệt… Đi và viết không ngừng không nghỉ,liên tục từ Tổng khởi nghĩa tháng  Tám tới trước phút qua đời. Tác phẩm của ông, vì thế, theo sát từng bước đi của cách mạng, từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Điều đáng chú ý là Nguyễn Tuân bao giờ cũng có ý thức phục vụ chính trị với tư cách nhà văn, nghĩa là phải tìm tòi, khám phá và sáng tạo cái đẹp và luôn luôn phải thể hiện một phong cách độc đáo.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Định Hải

Nguyễn Tuân dường như bước vào nghề văn là để xác lập một cá tính riêng, một phong cách nghệ thuật không lẫn với ai.

Trước Cách mạng tháng Tám, phong  cách ấy có thể gói gọn trong một chữ  “ngông”. Một cái ngông vừa tiếp nối tư tưởng của Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tản Đà, vừa tiếp nhận ảnh  hưởng của triết lý siêu nhân của Nitxơ  và tư tưởng con người cao đẳng của Gitđơ… Nghĩa là vừa cổ điển vừa hiện đại. Ngóng nên thích hành động, nói năng, viết lách khác đời, thậm chí ngược đời. Làm ngược đời, để có thể trổ hết tài hoa uyên bác hơn đời. Con người này muốn đứng trên đỉnh cao của tài hoa, uyên bác để trêu ghẹo thiên hạ, để khinh thế ngạo vật. Cậy tài, khoe chữ, ấy là ý thức của kẻ chơi ngông. Nguyễn Công Trứ ngày xưa từng viết : “Trời đất cho ta một cái tài, giắt lưng dành để tháng ngày chơi”.

Tính chất tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trước hết thể hiện ở cách tiếp cận cảnh vật thiên nhiên nghiêng về phương diện văn hóa nghệ thuật,phương diện thẩm mỹ và tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ. Và những đối tượng cần thể hiện, ông thường quan sát và miêu tả bằng con mắt của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau : lịch sử, địa lý, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, vũ đạo, điện ảnh v.v…

Ngòi bút tài hoa này luôn săn tìm cái đẹp, nhưng phải là cái đẹp mới lạ, đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ. Ấy là vẻ đẹp của ngọc trai đáy bể, của hoa lan vương giả, của bông thủy tiên nở đúng đêm giao thừa, của bầu trời trong trên đỉnh núi Mèo… v.v… Ấy cũng là cái mãnh liệt dữ đội của đèo cao dốc thảm của Cổng Trời Hà Giang, của gió Lào, của bão trên đảo Cô Tô, của thác nước sông Đà…v.v… Gặp những hiện tượng như vậy, cảm hứng bốc cao, Nguyễn Tuân liền tung ra tất cả cái kho ngôn ngữ phong phú của mình, để quyết đua tài với Tạo hóa…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Quý Tân (1811 - 1856)

Phong cách Nguyễn Tuân tự tìm đến thể tài thích hợp với nó : thể tùy bút, một thể văn hết sức tự do phóng túng và nhân vật chính là cái tôi của người cầm bút tác giả gọi là “chơi lối độc tấu”. Phong cách Nguyễn Tuân, bên cạnh tính thống nhất về cơ bản, cũng có những biến đổi rõ rệt.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông cho rằng cái đẹp chỉ có trong quá khứ “Vang bóng một thời”. Ông quan niệm trong xã hội hiện đại, đồng tiền và văn minh cơ khí không cho phép cái đẹp tồn tại được. Sau Cách mạng tháng Tám,  Nguyễn Tuân không đối lập quá khứ với hiện tại nữa, ông tìm thấy cái đẹp cả trong quá khứ lẫn hiện tại và tương lai.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông cho rằng tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người xuất chúng, “đặc tuyển”, hiếm hoi và lạc lõng trong xã hội mới – những con người “sinh lầm thế kỷ”. Sau Cách mạng ông nhận thấy tài hoa nghệ sĩ có cả trong nhân dân đại chúng, ở anh bộ đội, chị dân quân, anh công nhân cầu đường, hay ông lái đò trên sông Đà v.v…

Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân dùng cái vốn ngôn ngữ giàu có của mình để diễn tả những cảm giác mới lạ trong đời sống trụy lạc, trong những cuộc ”“xê dịch”, hay trong thế giới ma quỷ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông dùng kho chữ nghĩa ấy để ca ngợi tổ quốc tươi đẹp, ca ngợi những – thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng đất nước…

Có thể rút ra từ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân nhiều bài học thấm thía đối với người cầm bút. Nhưng có lẽ bài học lớn nhất là bài học về lao động nghệ thuật khắc khổ đầy trách nhiệm, bài học về lòng yêu cái đẹp của sự sống cũng như của văn chương nghệ thuật, bài học về lòng yêu đến say mê tiếng mẹ đẻ. Đó là nội dung độc đáo của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân có ảnh hưởng lớn tới đời sống văn học đất nước, không chỉ do những kiệt tác của ông mà còn do ông đã để lại trong lòng người đọc hình ảnh một con người có cá tính hấp dẫn và một nhân cách đáng quý trọng.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top