Bài văn Giới thiệu bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung

Bài văn Giới thiệu bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung

Đề: Giới thiệu bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung

Dàn ý

– Vài nét về tác giả:.

+ Đặng Dung (? — 1414), người huyện Thiên Lộc (nay là Can Lộc – Hà Tĩnh).

+ Cùng cha là Đặng Tất tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi. Sau khi cha bị Trần Ngỗi nghe gièm pha giết hại, Đặng Dung tôn Trần Quý: Khoáng làm minh chủ.

+ Năm 1414, bị giặc Minh bắt đưa sang Trung Quốc, dọc đường nhảy xuống sông tự tử. .

– Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đặc trưng thể loại:

+ Ra đời ở thời Hậu Trần, khi triều đại nhà Trần đã đi vào suy thoái, các cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh, khôi phục nhà Trần diễn ra liên tiếp nhưng không có kết quả…

Trong khoảng năm (1409 — 1414), cùng với Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy, tuy quân chỉ còn một lữ (khoảng 500 người), ông đã chống cự với giặc Minh lớn nhỏ hơn trăm trận (Phan Huy Chú — Lịch triều hiến chương loại chí). Phải chống chọi với bọn xâm lược có tới hai chục vạn quân, từ năm 1407 đã thiết lập xong chính quyền đô hộ ở nước ta. Tình thế đó khác gì lấy một cây gỗ chống giữ ngôi nhà lớn đã xiêu (Ngô S1 Liên – Đại Việt sử kí toàn thư, quyển TÄX).

+ Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

– Kết cấu tác phẩm:

+ Hai câu đề nêu lên tình huống bi kịch của tác giả.

+ Hai câu thực nói lên nỗi oán hận của vị tướng già.

 + Hai câu luận thể hiện rõ thêm tình huống bi kịch.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đặng Dung

+ Hai câu kết bày tỏ nỗi niềm bi tráng của người anh hùng.

– Nội dung cơ bản của tác phẩm: Cảm xúc bi tráng của vị lão anh hùng : trong tình thế vận nước nguy nan.

– Những nét chủ yếu về nghệ thuật: hình ảnh thơ kì vĩ có sức diễn tả mạnh mẽ tình cảm, khát vọng của tác giả.

 – Đánh giá về thành công của tác phẩm: Nét son chói lọi trên nền thơ thời Lí – Trần. ,

Bài làm

Trong những tác giả tiêu biểu nhất của văn học đời Trần có thể không có Đặng Dung nhưng trong những sáng tác hay nhất của văn học đời Trần không thể không có Cảm hoài. Tự đáy lòng mình, Đặng Dung đã viết nên một tác phẩm khiến muôn đời xúc động.

Đặng Dung (? – 1414) sống ở cuối đời Trần. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của hai vua Hậu Trần là Giản Định Đế và Trần Trùng Quang. Trong trận đánh ở Kênh Thái Dà (Hóa Châu) tháng 9 năm Quý Tị (1413), đang đêm ông nhảy lên thuyền của Tổng binh giặc là Trương Phụ, định bắt sống tên này. Nhưng vì không biết mặt hắn nên ông đã để Trương Phụ lên sang thuyên nhỏ trốn thoát. Quân Minh tan vỡ đến một nửa. Thuyền ghe bị đốt phá gần hết (Đại Việt sử kí toàn thư, quyển XI) Tháng 2 năm Giáp Ngọ (1414), ông bị giặc bắt. Bọn Trương Phụ sai người đưa vua Trùng Quang, Đặng Dung.. sang Kim Lăng (Trung Quốc). Giữa đường ông theo vua Trùng Quang nhảy xuống sông tự tử.

Bài thơ Cảm hoài (Nỗi lòng) được Đặng Dung viết khi triều đại nhà Trần đã đi vào suy thoái, các cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh, khôi phục nhà Trần diễn ra liên tiếp nhưng không có kết quả.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Thụy Kha

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Như những bài thất ngôn bát cú Đường luật khác, Cảm hoài cũng có kết cấu bốn phân: đề – thực – luận – kết. Hai câu đề nêu lên tình huống bi kịch của tác giả:

Thế sự dụ dụ nại lão hè?

Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.

(Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?

Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.)

Bi kịch nảy sinh là do nhân vật trữ tình mang hoài bão lớn lao nhưng không gặp thời nên chưa thể thực hiện được. Tình thế đó khiến vị tướng già mang tâm trạng rối bời nên đành đắm mình vào những chuyện uống rượu và ca vũ.

Hai câu thực nói lên nỗi oán hận của vị tướng già:

Thời lai đồ điếu thành công dị,

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

(Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành cô. Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.)

Lời thơ là tiếng lòng của người anh hùng không gặp thời và lỡ vận. Bởi không gặp thời và lỡ vận nên dẫu mang trong mình khát vọng lớn lao, có khí phách hiên ngang, người anh hùng ấy vẫn phải ngậm ngùi:

Trí chủ hữu hoài phù địa trục,

Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.

(Giúp chúa, những muốn xoay trục đất lại,

Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.)

Hai câu thơ luận trên đây đã thể hiện rõ thêm tình huống bi kịch được nêu ở hai câu để. Bài thơ kết thúc bằng nỗi niềm bi tráng của người anh hùng:

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma. .

(Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,

Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.)

Trên con đường cứu nước, tuy chưa nhìn ra lối đi, tuổi lại đã cao nhưng hùng tâm tráng chí chẳng một phút giây phai nhạt. Người anh hùng tóc đã bạc, bao lần mang gươm báu mài dưới bóng trăng cũng chính là mài sắc ý chí, khát vọng, mài sắc lòng yêu nước trong mình.

Đọc thêm  Cảm nhận hình tượng người anh hùng thời Trần qua Thuật hòai và Cảm hoài

Như vậy, có thể thấy bao trùm bài thơ là cảm xúc bi tráng của vị lão anh _„ hùng trong tình thế vận nước nguy nan. Bằng những hình ảnh thơ kì vĩ, có sức diễn tả mạnh mẽ (phù địa trục, uấn thiên hà, kỉ độ long tuyền đái nguyệt ma) tình cảm, khát vọng của tác giả đã được thể hiện một cách đậm nét.

Cùng với Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Cảm hoài của Đặng Dung là nét son chói lọi trên nền thơ thời Trần.

Scroll to Top