Cuộc đời Nguyễn Trãi trong mùa xuân 1961

Sáng tỏ ý thơ cuộc đời Nguyễn Trãi trong bài Mùa xuân 1961

Đề: Trong Bài ca mùa xuân 1961, Tố Hữu viết:

Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu,

Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng.

Qua cuộc đời và thơ Nguyễn Trãi, hãy làm sáng tỏ ý thơ trên.

Dàn ý 

  1. Giải thích nội dung của hai câu thơ

– Phiêu diêu: một hình thức tồn tại trong cõi tâm linh, thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ. ‘

– Tiếng gươm khua gợi lại thuở Nguyễn Trãi hăm hở cùng Lê Lợi trong sự nghiệp bình Ngô phục quốc.

– Tiếng thơ kêu xé lòng là nỗi đau đời của Ức Trai trước cảnh đời đen bạc. Thơ của ông đã chứa đựng nỗi niềm tâm sự u uất.

—> Hai câu thơ là lời đánh giá đúng đắn của một nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta về một nhà thơ lớn thời trung đại: Một con người yêu nước, suốt đời vì dân vì nước nhưng phải chịu oan khiên thảm khốc, phải mang một bi kịch lớn.

  1. Chứng minh

2.1. Nguyễn Trãi là con người có lòng yêu nước thương dân sâu sắc

– Cuộc đời:

+ Nguyễn Trãi đã cùng Lê Lợi đưa cuộc kháng chiến chống quân Minh đi đến thắng lợi vẻ vang.

+ Khi hòa bình lập lại, Nguyễn Trãi vẫn một lòng giúp vua dựng nước, lo cho nhân dân. .

– Thơ văn: .

+ Bình Ngô đại cáo.

+ Thơ ca.

—> Hoàn cảnh cuộc sống có thay, thời gian có đổi nñưng tấm lòng yêu nước trong Nguyễn Trãi không bao giờ thay đổi.

 2.2. Văn thơ Nguyễn Trãi có tính chiến đấu

– Nguyễn Trãi quan niệm văn chương phải Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược.

– Chứng minh: Quân trung từ mệnh tập. ,

2.3. Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những nỗi niềm tâm sự

– Nỗi cô đơn. :

– Nỗi phẫn uất trước thói đời đen bạc.

– Nhiều đêm thức trắng với nỗi niềm canh cánh bên lòng.

  1. Đánh giá ý nghĩa của lời thơ Tố Hữu

– Thấu hiểu nỗi đau của cha ông, biết ơn cha ông.

– Hai câu thơ có ý nghĩa nhân văn cao cả, sâu sắc, đó là nén tâm hương mà Tố Hữu nguyện dâng lên người anh hùng Nguyễn Trãi.

Bài làm

Thể hiện nỗi lòng tri âm với đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi. Trong Bài ca mùa xuân 1961 nhà thơ Tố Hữu viết:

Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu,

Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng.

Nhắc đến Nguyễn Trãi, chúng ta tự hào nghĩ đến một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa nhưng cũng ngậm ngùi, đau xót nhớ đến một nỗi oan khuất tày trời.. Quá khứ đã lùi Xa, người xưa cũng đã trở thành người thiên cổ nhưng trong không khí xuân nao nức của những tháng ngày đất nước vẫn mải miết tranh đấu chống lại kẻ thù xâm lược, thống nhất đất nước, Tố Hữu như vẫn thấy đâu đây bóng hình tích nhân, Nguyễn Trãi hiện về phiêu diêu cùng đất trời cây cỏ, trong cõi tâm linh, trong nỗi niềm hoài tưởng, đồng cảm của hậu bối. Người trở về trong tiếng gươm khua, oai phong, tráng liệt như thuở cùng Lê Lợi bình Ngô phục quốc. Và Người cũng trở về với tiếng thơ kêu xé lòng, chất chứa bao nỗi đau, bao tâm sự u uất trước cảnh đời đen bạc. Hai câu thơ là lời đánh giá đúng đắn của một nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta về một nhà thơ lớn thời trung đại. Nguyễn Trãi mất cách nay đã hơn năm trăm năm nhưng một nhân cách vĩ đại như ông thì (thác là thể phách hồn là tình anh. Hồn thiêng của người anh hùng dân tộc ấy trở về ngay trong khoảnh khắc thiêng liêng của thời gian, trong lắng nghe kì diệu của Tố Hữu, Vẹn nguyên một hình hài yêu nước, suốt đời vì dân vì nước nhưng phải chịu oan khiên thảm khốc, phải mang một bi kịch lớn.

Sinh thời, Nguyễn Trãi là con người có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Khi giặc Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ thất thủ, cha Nguyễn Trãi bị bắt sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi nguyện theo cha để làm tròn chữ hiếu:

Ai lên ải Bắc ngày xưa ấy .

Khóc tiễn cha suốt mấy dặm đường.

(Tố Hữu)

Đó là giọt nước mắt của người con chí hiếu, nhưng đó mới chỉ là cái trung hiếu thường tình. Thương cha, nghe lời cha khuyên, Nguyễn Trãi đã trở về nuôi chí lớn, trả thù nhà, đền nợ nước. Ông đã vượt lên khỏi sự ràng  buộc của hai triều đại để tìm minh chủ. Đến Lỗi Giang, Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi. Được thu nạp, trọng dụng trong vị trí quân sư, ông đã dự trù mưu lược cùng người anh hùng áo vải, đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến thắng lợi vẻ vang.

Đọc thêm  Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Hòa bình lập lại, Nguyễn Trãi vẫn một lòng giúp vua dựng nước, lo cho nhân dân. Trong một lần trả lời vua Lê Thái Tông về việc định ra nhã nhạc cho triều đình, Nguyễn Trãi ao ước trong thôn cùng xóm uống không có tiếng hờn giận oán sầu. Thì ra mục đích cuối cùng của Nguyễn Trãi là muốn cho dân được yên ổn; tư tưởng chi phối mọi hoạt động cửa Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước, thương dân. Tư tưởng đó là sợi chỉ đồ xuyên suốt mọi sáng tác thơ văn của ông. .

Trong Bình Ngô đại cáo, tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trãi được phản chiếu ngay từ những câu văn mở đầu bài:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Với Nguyễn Trãi yêu nước là thương dân, vì dân mà cứu nước, làm việc nhân nghĩa là để cho dân yên. Yêu nước chính là dựa vào dân, giúp nhân dân trừ bạo ngược. Lời văn nêu cao lập trường tư tưởng đồng thời cũng là mục tiêu hành động của người anh hùng Nguyễn Trãi, là phương lược của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Càng yêu thương nhân dân bao nhiêu, Nguyễn Trãi càng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam, cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Nguyễn Trãi là người đầu tiên ý thức đầy đủ về độc lập dân tộc. Theo ông, độc lập dân tộc không chỉ dừng lại ở việc phân biệt cương vực lãnh thổ mà còn ở văn hóa, phong tục, ở bề dày lịch sử, ở nhân tài và hào kiệt. Lòng tự hào của Nguyễn Trãi đã được biểu hiện cụ thể ở từng từ ngữ: từ trước, đã chia, cũng khác, đã lâu, cũng có. Qua lời cáo, Nguyễn Trãi đã khẳng định Đại Việt là một đất nước có chủ quyển, có nên độc lập lâu đời. Ông đã dựng  lên một đất nước bề thế cả về không gian, thời gian.

Khi kẻ thù đến xâm lược, giày xéo lên giang sơn, chà đạp lên cuộc sống của nhân dân thì biểu hiện lòng yêu nước trong Nguyễn Trãi là lòng căm thù giặc sâu sắc. Nguyễn Trãi đã hóa thân vào tâm trạng của người hùng Lê Lợi nên đã diễn đạt chính xác, rung động lòng người lòng căm thù sục sôi của ông:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung,

Căm giặc nước thề không cùng sống.

Bởi căm thù nên con người ấy cũng quyết đấu tranh đến cùng:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Để rồi khi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã thắng lợi vẻ vang, niềm vui sướng, hạnh phúc đã vỡ òa trong những lời ca khải hoàn:

Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới

Kiền khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại mình

Muôn thuở nên thái bình vững chắc

 Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu

Với Nguyễn Trãi, yêu nước là một tình cảm thường trực, lúc nào cũng ăm ắp, đong đầy. Trong nhiều bài thơ khác, tình cảm đó lúc nào cũng ngời sáng trong từng câu thơ:

– Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông

– Bui có một lòng trung lẫn hiếu

Mùi chăng khuyết, nhuộm chăng đen. 

Như vậy, có thể thấy hoàn cảnh cuộc sống có thay, thời gian có đổi nhưng tấm lòng yêu nước trong Nguyễn Trãi không bao giờ thay đổi. Bởi thế nên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là bài ca yêu nước uò tự hào dân tộc.

Đọc thêm  Anh/chị hãy chứng minh Bình Ngô Đại Cáo là một áng Thiên cổ hùng văn

Nguyễn Trãi là một tấm lòng yêu nước, một anh hùng cả cuộc đời đã chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, giành lại lẽ công bằng cho nhân dân và con người đó đồng thời cũng là một nghệ sĩ tài hoa. Ở ông, con người hành động và con người sáng tác, nhà văn và chiến sĩ luôn gắn bó, hòa hợp với nhau. Nguyễn Trãi viết thơ, làm văn là để thực hiện lí tưởng của mình. Ông từng quan niệm:

Văn chương chép lấy, đòi câu thánh

Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung

Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược

Có nhân, có trí, có anh hùng

Nguyễn Trãi không chấp nhận thứ văn chương quay lưng lại với cuộc đời. Theo ông, văn chương phải tham gia vào hoạt động trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, phải lên tiếng bảo vệ quyển sống và khẳng định phẩm giá con người (Có nhân, có trí, có.anh hùng). Nhưng muốn thế thì trước hết phải bảo vệ Tổ quốc. Suốt những năm tháng đi theo Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã dùng đao bút của mình để viết các bức chỉ thư mà người đời sau gọi là Quân Trung từ mệnh tập. Ngòi bút của ông như một thứ vũ khí lợi hại. Ông chủ trương đánh giặc bằng địch vận, đánh vào âm mưu đen tối, vào lòng tham sống sợ chết để chúng phải hoang mang, lo sợ, phải quy hàng. Bốn mươi hai bức thư với lời lẽ khác nhau, nội dung khác nhau nhưng đều chung một mục đích đề  cao chính nghĩa, phê phán hành động sai trái của kẻ thù. Tiêu biểu nhất phải kể đến Thư lợi dụ Vương Thông — bức thư khiêu khích, dụ hàng gửi đến tướng giặc Vương Thông. Trong bức thư này, Nguyễn Trãi đã chỉ ra các điều bất lợi khiến quân giặc bại vong: Một là chính sách hà khắc; hai là phía bắc giặc đang có quân Thiên Nguyên đe dọa; ba là trong nước có nội loạn ở Tâm Châu; bốn là thành ở Đông Quan bị vây, không viện binh, không lương thực; năm là dân Việt trong thành căm ghét chống lại; sáu là quân lính oán trách chống lại các tướng. Từ các điều bất lợi trên, tác giả đã chỉ ra sáu cớ bại vong đối với quân giặc.

Hay trong lá thư gửi cho Phương Chính, Nguyễn Trãi đã dùng tư tưởng nhân nghĩa để đập lại giọng điệu giả nhân giả nghĩa của địch:

– Bảo cho mày nghịch tặc Phương Chính: Ta nghe nói người danh tướng trọng nhân nghĩa, khinh quyền mưu. Bọn mày quyên mưu còn chưa đủ, huống chỉ là nhân nghĩa…

– Nước mày nhân họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng điếu dân phạt tội, kì thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đốt ta, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thuế nặng hình phiên, uơ uét của quý, dân mọn xóm làng không được yên. Nhân nghĩa mà lại như thế ư?

Bằng những lá thư có sức mạnh hơn mười vạn quân (Phan Huy Chú) như thế, Nguyễn Trãi đã thực hiện thành công chiến lược “tâm công”, không đánh giặc, không tổn hao binh tướng mà vẫn chiến thắng…

Đọc thêm  Văn học trung đại Việt Nam qua 4 câu thơ của Huy Cận

Không chỉ thể hiện lòng yêu nước, không chỉ cháy bỏng một ý chí quyết chiến, thơ văn Nguyễn Trãi còn chứa chan bao nỗi niềm tâm sự. Suốt cuộc đời chứng kiến sự đi lên của một triều đại phong kiến (nhà Lê) và chứng kiến sự đổ vỡ của lí tưởng (lí tưởng làm sao cho dân được no ấm, đất nước thái bình thịnh trị của ông), Nguyễn Trãi vui sướng, hạnh phúc nhưng cũng rất đau đớn. Đặc biệt, sau chiến thắng quân Minh, từ năm 1429, đi giữa cuộc đời mà lúc nào Nguyễn Trãi cũng cảm thấy đơn côi. Có lúc ông đã ví mình như con thuyền cô độc không biết về đâu:

Thuyền mọn còn chèo chẳng khứng đỗ,

Trời ban tối biết về đâu.

Ví mình như con thuyền đơn độc giữa sóng gió đêm tối, Ức Trai đã thể hiện nỗi đau của một người suốt đời vì nước đang phải ngập tràn trong tâm trạng cô đơn. Đó chính là nỗi cô đơn của người anh hùng tài cao chí cả.

Có khi ông gửi gắm nỗi phẫn uất trước thói đời đen bạc:

Ở thế nhiều phen hay khóc cười

Phượng những tiếc cao diều hãy liệng

Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.

Trong cảm quan của Nguyễn Trãi, thế thái nhân tình đang đảo lộn, cái đẹp, cái có ích cho cuộc đời thì mong manh, dễ tàn lụi còn những cái xấu thì lại tốt tươi. Nguyễn Trãi không thể dung hòa mình với cái xã hội ấy. Ông không biết nên khóc hay nên cười, chỉ biết thở dài ngao ngán.

Chán cảnh quan trường vào luồn ra cúi, Nguyễn Trãi phải lui về ở ẩn dẫu trong lòng ông không bao giờ muốn thế. Không còn con đường nào khác để bảo toàn khí tiết, Nguyễn Trãi đành phải như vậy. Trước khi chết Nguyễn Trãi đã dự cảm:

Nhất biệt gia sơn kháp thập niên

Quy lai tùng cúc bán tiêu nhiên

Lâm tuyên hữu ước na kham phụ

Trân thổ đê đầu chỉ tự liên

Hương lý tài qua như mộng đáo

Can qua  vị tức hạnh thân tuyên

Hà thời kết ốc vân phong hạ

Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên.

Từ khi rời núi quê đến nay đã vừa vặn mười năm

Trở về thấy tùng cúc phân nửa đã hoang hóa

Có hẹn với núi rừng sao đành phụ?

Cúi đầu xuống bụi đất mà tự thương mình

Làng xóm mới đi qua như thấy trong chiêm bao

Chưa xong giặc giã, sung sướng chiếc thân còn vẹn

Bao giờ thì ta làm được nhà ở chốn mây núi này

Lấy nước suối pha trà và gối đầu lên đá ngủ.

Nỗi lòng lớn lao, cao cả, trong sáng của Nguyễn Trãi đã không thể tìm thấy sự đồng cảm trong xã hội rối ren. Ông như người khách đi trên con thuyền. Tình của người khách chỉ có núi sông hiểu thấu, chứng giám. Đớn đau, uất ức., đã bao đêm ông thức trắng với nỗi niềm canh cánh bên lòng:

Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung.

Thấu hiểu nỗi đau của cha ông, Tố Hữu đã viết nên lời thơ khơi gợi trong chúng ta bao nỗi niềm tri ân, đồng cảm. Hai câu thơ của Tố Hữu đã đưa Ức Trai trở về với ngàn đời con cháu, nhắc nhớ chúng ta bao lẽ sống bao tâm sự sâu sắc của người thiên cổ. Lời thơ chính là nén tâm hương mà Tố Hữu nguyện dâng lên người anh hùng Nguyễn Trãi.

Scroll to Top