Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn
(1289 – 1370)
Nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn (1289- 1370), hiệu là Giới Hiên. Quê gốc : làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông đỗ Hoàng giáp năm 16 tuổi (1308, cùng khoa với Mạc Đĩnh Chi. Nguyễn Trung Ngạn là người có chí lớn và tài năng lớn, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới các triều vua Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, như Kinh lược sứ trấn Lạng Giang, Đại hành khiển, Thượng thư hữu bật, kiếm công việc Viện khu mật. Theo Nhân vật chí của Phan Huy Chú thì Nguyễn Trung Ngạn còn là một nhà ngoại giao giỏi. Ông đã đi sứ sang Trung Quốc vào năm 1324, bằng lý lẽ đanh thép, sắc sảo, Nguyễn Trung Ngạn đã làm cho viên sứ thần ngạo mạn của triều Nguyên là Mã Hợp Mưu phải kính nể khuất phục, xuống ngựa đi bộ vào kinh thành Thăng Long. Ông còn là nhà chính trị sáng suốt, công tâm, biết chăm lo tới đời sống nhân dân, nhà làm luật, nhà sử học. Ngoài ra, Nguyễn Trung Ngạn đã có công theo vua Trần đi đánh dẹp vùng biên cương, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Tác phẩm nhà thơ Nguyễn Trung Ngạn
Tác phẩm của Nguyễn Trung Ngạn có cuốn Thực lục, ghi chép việc Trần Minh Tông năm 1329, khi đã làm Thái thượng hoàng, đi đánh quân Ngưu Hống và cùng với Trương Hán Siêu biên soạn bộ Hình thư, bộ Hoàng triều đại điển.
Về thơ, Nguyễn Trung Ngạn có tập Thơ Giới Hiên (Giới Hiên thi tập). Theo Phan Huy Chú (Văn tịch chí), nguyên bản Giới Hiện thí tập thất lạc đã lâu. Phan Huy Ôn (chú ruột Phan Huy Chú) đi thu thập số thơ của Nguyễn Trung Ngạn tản mác ở các nhà được 80 bài, làm thành sách Giới Hiên thí cáo. Giới Hiên thi cảo hiện được tàng trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Ngoài văn bản này, thơ Nguyễn Trung Ngạn còn được bảo lưu trong nhiều thi tuyển xưa, như Việt ám thí tập, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt thi tuyển.
Khi bình luận thơ Nguyễn Trung Ngạn, Phan Huy Chú đã lấy thơ thời Thịnh Đường làm chuẩn mực và quả là nhà bác học Phan Huy Chú có con mắt thẩm định thơ thật tinh tế qua những bài ông chọn trích vào Văn tịch chí, cùng với lời nhận xét rằng thơ Nguyễn Giới Hiên vừa có “khí phách mạnh mẽ, vừa thanh nhã, đẹp đế”. Thơ Nguyễn Trung Ngạn rất giàu hình tượng mà thường là những hình tượng kỳ vĩ của núi sông, trời đất…
Vào đâu đời Trần Minh Tông, Nguyễn Trung Ngạn được cử đi sứ sang Trung Quốc và trong cuộc đi sứ này, ông đã sáng tác khá nhiều thơ mô tả cảnh vật trên lộ trình từ Việt Nam tới Trung Quốc, đặc biệt là các danh thắng của Trung Quốc như hồ Động Đình, lầu Nhạc Dương…, bày tổ ý thức trách nhiệm, nỗi nhớ nhà, nhớ nước của người sứ thần. Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Mạc Đĩnh Chi, Định Cùng Viên, : Phạm Tông Mại là những nhà thơ đã phát triển một để tài mới trong văn học đời Trần, đó là để tài “Thơ đi sứ”, với những nội dung phong phú, những xúc cảm mới lạ. Lần đầu tiên, có thể nói như vậy, phong cảnh đất nước Trung Hoa hùng vĩ, đẹp đẽ xuất hiện trong thơ Việt Nam một cách đậm đà, sâu sắc, đầy gợi cảm.
Những bài thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn được đời sau truyền tụng nhiều là Động Đình hồ, Nhạc Dương lâu, Quy hứng… Thí dụ qua bài Quy hứng (Chạnh tình muốn: trở về), chúng ta thấy Nguyễn Trung Ngạn có một tình. yêu quê hương, đất nước hết sức tha thiết và tình yêu đó rất cụ thể, gắn liền vườn dâu, ruộng lúa, con cua (Dâu già lá rụng tằm vừa chín hết, Lúa mới nở hoa thơm, cua đang lúc béo, Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt, Đất Giang Nam tuy vui cũng chẳng bằng về nhà).
Nhưng hay nhất trong thơ đi sứ của Nguyễn Trung Ngạn có lẽ là bài Ứng châu và bài. Khâu Ôn dịch (Trạm Khâu Ôn). Bài Khâu Ôn dịch thể hiện tư tưởng yêu chuộng hòa bình, muốn sống trong cảnh tình huynh đệ với các nước láng giềng (Kéo hết nước sông Thiên Hà rửa sạch áo giáp và vũ khí, Ở triều đình không muốn có đánh nhau nơi biên giới, Núi sông đã có giới hạn phân chia rõ Nam, Bắc, Người Hồ, người Việt cùng giống nhau về phong hóa đều là anh em…).
Bằng tất cả tình yêu quê hương đất nước, Nguyễn Trung Ngạn đã viết nên những áng thơ tuyệt tác đầy khí phách. Đúng như nhận xét của Phan Huy Chú : thơ ông “hùng hồn, khí phách”.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác