Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Giới thiệu nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo Nguyễn Văn Siêu

Notebook vs Mechanical Pencil by PROFESSIONALmotion | VideoHive

Tư liệu nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo Nguyễn Văn Siêu

Nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo Nguyễn Văn Siêu, húy là Định, tự Tốn Ban, hiệu Phương Đình. Quê gốc : làng Kim Lũ, tục gọi làng Lủ. huyện Thanh Tn, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Thanh Xuân, TP Hà Nội. Sau ông dời về giáp Giang Nguyên, làng Đũng Thọ, huyện Thọ Xương, kinh đô Thăng Long, nay là phố Ngõ Gạch, còn gọi là phố Án sát Siêu, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Ông thuộc dòng đối nhà nho lâu đời. Thân sinh là ông đồ dạy học. Thuở nhỏ, ông học với cha. Lớn lên,  cùng với Hà Tông Quyền, ông theo học Hoàng giáp Phạm Quý Thích. Năm 1825, dự thi hương, ông đậu Á nguyên. Năm 1838. dưới triều Minh Mệnh, ông dự thi hội và đậu Phó bảng.

Ra làm quan, ông đã kinh qua các chức : Hàn lâm viện Kiểm thảo, Lễ bộ Chủ sự, Lễ bộ Viên ngoại, Thị giảng, Thị độc học sĩ, Nội các Thừa chỉ. Năm 1849, ông sung chức Phó sứ đi triều cống nhà Thanh. Lúc trở về, được giữ. chức Học sĩ Viện tập hiển và tham gia toản tu bộ Thực lục chính biên. Năm 1851, rời kinh, ông nhậm chức Án sát Hà Tĩnh, rồi Án sát Hưng Yên. Suốt mấy năm đầu thập kỷ 50 TK XIX, ở Bắc Kỳ mất mùa liên tiếp liền năm lụt ngập, đê vỡ, nhân dân sống trong cảnh điêu linh. Ông nhiều lần dâng sớ điều trần về việc đắp đê, trị thủy, cứu hộ dân nghèo. Rất tiếc, triều định bỏ ngoài tai và ông bị giáng chức! Chán nản con đường công danh, lấy cớ yếu đau, ông xin cáo quan, về quê mở trường dạy học. Ông dựng một nếp nhà vuông (phương đình) làm lớp học, người theo học rất đông, trong đó có nhiều người thành đạt. Có lẽ ông lấy hiệu là Phương Đình vào thời kỳ này những năm cuối đời, đất nước bị thực dân Pháp xâm lược. Trước khi mất, đất Nam Kỳ đã rơi vào tay giặc, hai xứ Bắc, Trung và tỉnh Hà Nội đang bị uy hiếp. Vì tuổi già sức yếu, ông không có điều kiện ứng nghĩa, nhưng trong những bài thơ cuối đời, thấy thể hiện những trằn trọc khôn nguôi vì vận nước khó khăn. Tình cảm đó thật đáng trân trọng. Ông mất năm 1872.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Ngô Thị Kim Cúc

Sinh thời Nguyễn Văn Siêu được mệnh danh là “Thần Siêu”. Ông cũng là danh sư của đất cựu đô. Sự nghiệp sáng tác và trước tác của ông rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực như văn học, sử học, địa lý học, văn hóa học, triết học, phê bình văn học

Tác phẩm nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo Nguyễn Văn Siêu

Các tác phẩm chính gồm : Phương Đình thi tập, Phương Đình văn tập, Phương Đình vạn lý tập, Phương Đình địa dư chí, Tứ thư bị giảng, Chư sử khảo thích, Chư Kinh khả ước, Tụ Hiên thi văn tập phê bình. Sau khi ông mất, các công trình của ông được học trò sưu tập lại, Hoàng giáp Vũ Nhự viết bài tiểu dẫn, nhan đề Phương Đình tùy bút lục. Nguyễn Văn Siêu đã từng góp công sức lớn để tu tạo khu Hồ Gươm – đền Ngọc Sơn, một hòn ngọc, một cảnh quan tuyệt vời giữa lòng Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Viết Phương Đình thí tập, ông lại dành một phần để điểm tô cho vùng đất thiêng này. Trong bài Giữa tiệc tặng ông đề cử Nguyễn Tín Trai, chùa Ngọc Sơn, ông viết : “Chỉ biết nói về những việc trong hồ, Không biết đến chuyện người đời nhiều rối ren, Tiếng chuông thức tỉnh kẻ xưa người nay, Mai và tối hãy ở lại cùng vui với mây nước”. Tác giả có dụng ý mượn tiếng chuông chùa vang vọng lên không trung vào sáng tinh mơ, lúc buổi chiều tà đầy huyền diệu để đưa người trần thoát khỏi bao mối ràng buộc, bao chuyện rối ren  phiền toái.

Nguyễn Văn Siêu không chỉ có thơ tả cảnh nên họa mà ông còn dành phần lớn tác phẩm để viết về con người, về hiện thực của thời đại ông. Lòng ưu ái chứa chan khi ông để cập đến nỗi đau nhân thế, trải qua hoạn lộ gập ghềnh trên cương vị của kẻ sĩ “trên vì nước, dưới vì nhà”. Ông đã nhìn thấy vô vàn bất công và cảnh khốn cùng. Rất xúc động khi nhà thơ phải miêu tả “dân Bắc Kỷ”, “thây chết đói đầy đường”. Viết bài Đi đường qua Bắc Ninh và Hải Dương, cảm xúc mà làm bài ngữ ngôn 16 vần, ông cầm lòng không đặng. Có lúc ông đã phải kêu trời “Khinh sinh, lạc tử khởi nhân tình!” (Cảm hoài), tức là khinh sống, vui chết đâu phải tình cảm tự nhiên của con người ! Nhà thơ nêu lên thực trạng đen tối và chỉ rõ những nguyên nhân, mà nguyên nhân chính là nạn quan lại cường hào, ác bá trắng trợn, giết người cướp của trước : “mũi” của pháp luật! Không ở đâu xa lại chính trên đất Bắc Ninh, của ngõ  phía bắc của cố đô Thăng Long, lương  dân phải bị đày đọa trong thảm cảnh : “Việc quái ! việc quái ! Chẳng nỡ nghe Giết cả nhà giữa ban ngày ban mặt !….  Nhà cửa bị đốt hóa tro bay, Bắt người tùy tiện giữa đường quan như bắt ở trong núi sâu! Không có một ai dám chống lại, hân hiểm thù, bắt người tróc nã tiên, lại giết luôn. (Chúng nó) ngày ngày rượu thịt chén no say, hôm sớm ngang ngược vậy ráp xóm làng. Ngay bên cạnh phủ nha, huyện đường chúng chẳng kể gì! Bỗng chốc phá liên hai ba thôn..”. Đúng là thảm trạng cướp ngày! Thơ Nguyễn Văn Siêu, thơ Cao Bá Quát và thơ văn của nhiều tác gia giàu lòng yêu nước thương dân đã phản ánh những mảng hiện thực sâu sắc và tàn bạo như thế, đã khắc họa đuợc sự suy thoái và bê bối nghiêm trọng dưới thời Tự Đức.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Vũ Cán (1475 - ?) 

Bên cạnh những lời phê phán nghiêm khắc, thơ Phương Đình còn dành những tiếng nói đồng cảm với nỗi buồn vui của người dân bất hạnh thời đó. Tháng hoặc gặp lúc “Thời tiết thuận hòa, người người ít bệnh” lại được mùa, ông có những vần thơ chia vui cảm động : “Lúa bắp tràn ngập cả đường ‘Trăm nhà ca hát (về cuộc sống) no đủ. Ngoài đồng ruộng chàng trai nào cũng trông vẻ hùng dũng” (Trên đường về Nam Định).

Là nhà thơ, nhà văn, Nguyễn Văn Siêu còn là nhà sử học. Ông có cái nhìn lịch sử chính xác nên đã truyền vào thơ lịch sử cảm xúc hấp dẫn và sống động. Bến đò Chương Dương là bài thơ tái hiện chân thực, hào hùng chiến tích hiển hách của quân dân thời Trần, Thăng Long hoài cổ lại bày tỏ lòng nuối tiếc triều đại Tây Sơn ngay dưới “bầu trời” các vua Nguyễn khắc nghiệt.

Điều cuối cùng đáng lưu ý là danh nho họ Nguyễn rất thức thời. “Ông học Khổng mà không nô lệ Tống Nho… Ông có phong cách độc lập, tự in không nhắm mắt nệ cổ” (Lược thảo văn học Việt Nam, quyển 5). Ông chủ trương : người học phải đọc nhiều, nhất là phải biết suy nghĩ để truy tìm cái mới mẻ “Cùng kinh dĩ cầu yếu” (Đọc cho nhiều, để chất lọc những điều chủ yếu). Ông phê phán lối học tầm chương trích cú và chỉ trích cách thi cử hiện hành là “trộm cắp những lời nói cũ”, “sức như dùng  vào đám rậm hoang”, “Lòng như sa vào chỗ bùn lấm” (Nới với học trò). Đó là lối học nhồi, học vẹt. Chẳng thế mà người bạn tri âm của ông Cao Chu Thần đã mỉa mai đầy chua chát cái lối “nhai văn nhá chữ” thời đó!

Đọc thêm  Giới thiệu ĐỖ PHÁP THUẬN (915 - 990)

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top