Phan Bội Châu: Vietnamese revolutionary (1867 - 1940) | Biography, Facts,  Career, Wiki, Life

Giới thiệu nhà chiến sĩ yêu nước, nhà thơ, nhà văn Phan Bội Châu

Phan Bội Châu: Vietnamese revolutionary (1867 - 1940) | Biography, Facts, Career, Wiki, Life

Tiểu sử nhà chiến sĩ yêu nước, nhà thơ, nhà văn Phan Bội Châu

Nhà chiến sĩ yêu nước, nhà thơ, nhà văn Phan Bội Châu, sinh ngày 26.12.1967. Thuở nhỏ ông có tên là Phan Văn San, từ khoảng 1900 mới đổi tên là Phan Bội Châu. Các biệt hiệu : Hải Thu, Thi Hán, Sào Nam, Đội Tình Trữ.Quê  gốc : làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Từ nhỏ, Phan Bội Châu đã nổi tiếng thần đồng. Khoa Canh Tý (1900), ông  đậu Giải nguyên trường Nghệ. Năm 1904, ông vận động thành lập Hội duy  tân. Năm 1905 ông sang Trung Hoa rồi Nhật Bản phát động phong trào Đông du. Năm. 1908, phong trào Đông Du tan vỡ, từ đó ông bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phải trở lại Trung Hoa, rồi tới Thái Lan xây dựng căn cứ đợi thời. Năm 1912, sau Cách mạng Tân Hợi (1911), ông lại đến Trung Hoa thành lập Việt Nam Quang phục hội. Từ 1913 – 1916, ông bị chính quyền Quảng Châu bắt giam. Năm 1922, ông cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Năm 1925, ông bị thực dân Pháp bất cóc giải về nước, kết án tù chung thân (từ 1912, ông đã bị thực dân Pháp phối hợp với Nam triều kết án tử  hình vắng mặt). Nhân dân cả nước đấu  tranh đòi ân xá cho ông. Varen, toàn quyền Đông Dương, phải ra lệnh ân xá, nhưng thực tế là đưa ông về giam lỏng tại Huế (Bến Ngự), cho tới khi qua đời ngày 29. 11.1940.

Tác phẩm của nhà chiến sĩ yêu nước, nhà thơ, nhà văn Phan Bội Châu

Tác phẩm chính : Bình Tây thu Bắc (hịch – 1883), Sóng tuất lục (hịch – 1886), Bái thạch vi huynh (phú – 1987), Lim Cầu huyết lệ tân thư (phú, khoảng 1904), Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Việt Nam quốc sử khảo (1908), Trùng Quang tâm sử (tiểu thuyết lịch sử – khoảng 1913 – 1917), Chân tướng quân (truyện – 1917), Phạm Hồng Thái (truyện – 1924), Phan Bội Châu niên biểu (hồi ký tự thuật – khoảng 1937 – 1940). Ngoài ra còn nhiều thơ văn đã được tập hợp trong các tập : Phan Sào Nam văn tập, Phan Sào Nam văn tập tiên sinh quốc văn thử tập.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Giản Thanh

Cuộc đời hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đã chuyển đổi qua nhiều khuynh hướng chính trị phù hợp với tiến trình vận động của lịch sử đấu tranh của dân tộc từ sau khi phong trào Cần vương thất bại đến khi Đảng cộng sản Đông Dương ra đời. Từ chỗ chịu ảnh hưởng của phong trào Cần vương chuyển sang chủ trương quân chủ lập hiến, rồi chủ trương cách mạng dân chủ tư sản, Cuối cùng chịu ít nhiều ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ mới. Trong 25 năm đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu là lá cờ đầu, là người tiên phong trong phong trào yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc và là nhà văn tiêu biểu của dòng văn học yêu nước. Ông tiếp thu tân thư, nhận thức được con đường cứu nước mới là lấy dân làm động lực và văn học là công cụ tuyên truyền, cổ động “một ngòi lông mà trống mà chiêng”. Trong các tác. phẩm của Phan Bội Châu, con người đạo lý, hy sinh vì nước, vì dân, vì đồng chí, đã thay thế cho con người đạo lý trung hiếu của nho gia. Ông đã nhiệt tình cổ động cho việc cứu nước, giành độc lập cho chế độ dân chủ. Ông lên án văn chương cử tử, ra sức cách tân văn học, sáng tác những tác phẩm lay động tâm trí của cả một thời đại.

Ông mạnh dạn viết nhiều thể loại thơ, ca, phú, văn tế, ca trù, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuồng… để thức tỉnh, thúc giục quần chúng tham gia cách mạng. Nhưng Phan Bội Châu đã dừng lại trước lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Ông chưa có khả năng nhận thức đúng về nó. Văn thơ của Phan Bội Châu cũng dừng lại trước ngưỡng cửa của văn học hiện đại bởi ông không thể vượt qua quan niệm văn học truyền thống khi chỉ dựa trên những kinh nghiệm văn hóa nghệ thuật cổ điển phương Đông.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Nhuận Minh

Sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu gồm 3 thời kỳ : thời gian ở trong nước, những năm sống, hoạt động Ở nước ngoài và từ khi bị bắt về nước. Ở thời kỳ đầu, cùng với văn chương cử tử, Phan Bội Châu đã viết nhiều bài văn

khích lệ tinh thần yêu nước, chống Pháp: hịch Bình Tây thu Bắc, phú Bái  thạch vi huynh, tuy vẫn được viết bằng hình thức văn chương cử tử, nhưng đã thể hiện rõ chí khí lớn “vá trời lấp biển” và bài Lưu cẩu huyết lệ tân thư, đã cảm hóa được nhiều sĩ phu yêu nước đương thời theo con đường cứu nước của Phan. Giai đoạn sáng tác thứ hai (ở nước ngoài), ngòi bút Phan Bội Châu tự do tung hoành hơn, sung sức hơn. Các tác phẩm được viết và bí mật gửi về nước như : Việt Nam vong quốc sử, Khuyến quốc dân tu trợ đụ học văn, Kính cáo toàn quốc phụ lão, Hải ngoại huyết thư, Ai cáo Nam Kỳ phụ lão thự, Thự gửi Phan Châu Trinh… đã có tác dụng khích lệ đồng bào trong nước, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, trí thức hăng hái đi vào con đường cứu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Bằng loạt truyện về các anh hùng : Sùng bái giai nhân, Trần Đông Phong truyện, Hoàng Phan Thái truyện, Hà thành liệt sĩ truyện, Chân tướng quan, Phạm Hồng Thái… ông dựng lại những tấm gương dũng cảm, bất khuất của các anh hùng liệt sĩ. Viết cuốn Việt Nam quốc sử khảo, ông khơi dậy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Tiểu thuyết lịch sử Trừng Quang tâm sử lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa chống Minh của Trần Quý Khoáng, con cháu nhà Trần vào đầu thế kỷ XV. Qua 20 chương sách, với gần 20 nhân vật, Trùng Quang tâm sử đã dựng lại sinh động bức tranh xã hội Việt. Nam dưới gót giày xâm lược Trung Hoa, đồng thời phản ánh tính thần yêu nước, quật cường chống ngoại xâm của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Nhìn chung, sáng tác của Phan Bội Châu giai đoạn này đã kết tụ tư tưởng và tâm huyết của ông với non sông, đất nước. Các tác phẩm : Nam quốc dân tu trí,Nữ quốc dân tu trì, Xã hội chủ nghĩa, Khổng học đăng, Phan Bội Châu miên biểu và nhiều thơ văn khác được sáng tác ở giai đoạn cuối cùng trong sự nghiệp văn chương của Phan Bội Châu. Lúc này dẫu bị giam hãm, nhưng “Ông già Bến Ngự”, qua thơ văn vẫn thể hiện tấm lòng thiết tha yêu nước, thương dân, thiết tha với nền độc lập, tự do của đất nước. Ngoài ra, Phan Bội Châu còn viết hai cuốn hồi ký tự thuật : Ngực trung thư và Phan Bội Châu niên biển. Qua hai cuốn sách này – đặc biệt Phan Bội Châu niên biểu – một cuốn hồi ký văn học đặc sắc được viết trong nỗi  niềm tâm sự chân thành bằng bút pháp trữ tình, người đọc không chỉ thấy rõ toàn bộ phẩm cách cao đẹp và cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, bền bỉ của Phan Bội Châu, mà còn nhận thức được cả một giai đoạn lịch sử cận đại Việt Nam, với những phong trào yêu nước sôi nổi, đầy tự hào.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà giáo dục, nhà triết học Nguyễn Đức Đạt

Phong trào yêu nước và duy tân đầu thế kỷ XX là một cuộc vận động giải phóng dân tộc về mặt chính trị xã hội, là cuộc vận động khai sáng về tư tưởng cho dòng văn học yêu nước và cách mạng thời kỳ này, trong đó Phan Bội Châu là một tác giả lớn, một cây đại thụ. Với tư cách nhà thơ, nhà văn, ông đã góp phần quý giá chuẩn bị cơ sở cho sự phát triển tiếp theo của dòng văn học.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top