Tác phẩm Sơn Tinh Thủy Tinh
Truyện được in và cố định văn bản trong sách Lĩnh Nam chích quái thế kỷ XV, còn gọi là Tản Viên sơn thần. Truyện kể rằng, vua Hùng thứ mười tắm có người con gái là Ngọc Hoa. Có Sơn Tính là thần núi Tản Viên và Thủy Tỉnh là thần sông Đà cùng đến cầu hôn, cả hai người đều tài giỏi. Vua bèn cho thử tài, ai giỏi hơn thì gả con gái cho. Sơn Tinh chỉ rừng, rừng cháy, chỉ núi, núi tan. Thủy Tinh gọi gió, gió lên, hô mưa, mưa đổ ào ào. Vua thấy rất khó quyết vì ai cũng tài ba. Vua bèn phán : ngày mai ai đem voi chín ngà, gà chín cựa,ngựa chín hồng mao đến trước thì gả con gái cho. Sơn Tinh đến trước, rước Ngọc Hoa về núi. Thủy Tinh đến sau, tức giận dâng nước lên đánh. Nước ngập khắp nơi. Sơn Tỉnh hóa phép nâng núi cao lên. Thủy Tỉnh không làm gì được bèn rút nước về và hàng năm cứ khoảng tháng Sáu lại cho dâng nước lên báo thù, quấy phá. Cuộc chiến diễn ra hết năm này sang năm khác cho đến khi Sơn Tỉnh thắng. Nhưng rồi năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước lên đánh mà không khuất phục được, mặt đất có chỗ ngập nước nhưng không hẻ gì. Nhiều nhà nghiên cứu thường nêu lên ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là truyền thống chống lũ lụt của dân cư châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, có thể nghĩ theo một hướng khác trên cơ sở phân tích tính chất các nhân vật hành động, động cơ, mục đích của các hành vi do các nhân vật thể hiện. Ở đây có cuộc tranh giành lợi ích giữa các thần, thần tài giỏi hơn đã thắng. Có vua, nhưng vua không dùng quyền lực để xử lý tình huống gay cấn mà bằng sự lựa chọn theo các tiêu chí khách quan được các bên tranh chấp tự nguyện chấp nhận. Như vậy phải chăng cảm hứng của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là ngợi ca tính mạnh mẽ, nhanh trí, sáng dạ và tinh thần dũng cảm phi thường của con người trong cuộc đấu tranh với các lực lượng xã hội và tự nhiên để tồn tại, phát triển.
Trong truyện, cũng gặp các chỉ tiết về thi tài, đọ sức, đọ trí, những sự kiện liên quan đến tục cưới xin, nhưng bao trùm lên toàn bộ câu chuyện là tinh thần anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng để khẳng định và tồn tại. Nếu như truyện Lạc Long Quân – Âu Cơ hàm chứa ý nghĩa giải thích theo lối tư duy huyền thoại nguồn gốc của con người thì Sơn Tinh Thủy Tinh cũng muốn tìm cách lý giải theo lối tưởng tượng nguyên sơ hiện tượng lũ lụt thường gặp vào tháng Sáu tháng Bảy ở nhiều vùng ở Việt Nam. Chiến đấu để chiến thắng lũ lụt, một dạng thiên tai nguy hiểm đối với con người trên trái đất là một hành động phi thường, anh hùng, có tính chất vũ trụ, đem lại cuộc sống bình yên cho mọi cư dân trên mặt đất. Do đó, Sơn Tỉnh luôn có trong tâm thức của người bình dân, xứng đáng được chọn làm bậc thánh đứng đầu Tứ bất tử, cùng với Thánh Gióng, Liễu Hạnh và Chử Đồng Từ.
Trong Sơn Tinh Thủy Tinh không hề có hơi hướng gì về chính và tà, thiện và ác, giàu và nghèo như ở các truyện khác. Thủy Tỉnh thua cuộc, sau đó là bại trận trong cuộc báo thù Sơn Tinh, nhưng người đọc không hề căm ghét và cũng không hết cảm thương cho Thủy Tỉnh. Mọi việc xảy ra như là cái tất yếu đã được nhận thức cả trong tác giả và trong độc giả. Đó chính là ý nghĩa nhân văn cao cả, chân chính mà truyện mang đến cho người đọc xưa và nay. “cốt truyện hay, bố cục truyện và các tình tiết của truyện chặt chế, cách kể lôi cuốn, hấp dẫn, nút chuyện thắt và mở tự nhiên, khiến cho người đọc dễ chấp nhận một cách thoải mái theo tâm thức riêng của họ.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác