Tiểu sử nhà văn Đỗ Đức Thu
Nhà văn Đỗ Đức Thu, sinh ngày 28.12.1909, mất ngày 5.3.1979. Quê gốc: làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc quận Thanh Xuân, nội thành Hà Nội. Thuở nhỏ, ông học ở Thái Bình, học trung học ở Hà Nội, rồi bỏ học sau lần bãi khóa để tang chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Từ đó, ông vừa làm công chức Sở khí tượng ở Hà Nội, vừa viết văn. Ông gia nhập nhóm Tự lực văn đoàn năm 1936, sau lần truyện ngắn Bư của ông được tặng giải khuyến khích của văn đoàn này. Sau 1954, ông vào Sài Gòn sống cuộc đời viên chức và từ đây không sáng tác văn học nữa.
Tác phẩm chính gồm 3 cuốn tiểu thuyết : Vỡ lòng (1940), Bốc đồng (1942), Đứa con (in trên tạp chí Thanh nhị từ tháng 6-1941 đến tháng 8-1942, in thành sách năm 1943), một tập truyện ngắn lấy tên Nhà bên kia (1942). se Đỗ Đức Thu là một người lịch lãm, chu đáo và kỹ lưỡng với ngòi bút của mình. Tác phẩm của Đỗ Đức Thu, quả thật, không vang động cái cuộc đời ồn ào, náo nhiệt bên ngoài, chưa phản ánh những vấn để có ý nghĩa xã hội rộng lớn, nhưng thật sâu sắc, tinh tế, khi đi vào thế giới tình cảm của nội tâm. Đỗ Đức Thu đặc biệt am hiểu tâm lý của người tiểu tư sản trí thức, của tầng lớp viên chức nhỏ trong xã hội thực dân nửa phong kiến và của cả những người phụ nữ vào hạng trung lưu. Bằng nét bút thanh, nhẹ và rất gợi cảm, ông diễn tả chân thực từng biến thái tâm trạng, từng chút buồn, vui, hờn, giận trong những loại người này. Ngay cả khi phê phán họ, giọng văn của ông vẫn nhẹ nhàng, dí dỏm. Ấy là anh giáo Thạch đang học đòi cái văn minh của người thành thị, dân mất đi vẻ chất phác mà biến thành một kẻ dối trá trong Vỡ lông, là thói “bốc đồng” của mấy anh văn sĩ rởm trong Bốc đồng. Ấy là anh chàng Quý tò mò đến hầu như toàn sống với những điều nghe, thấy và tưởng tượng thêm ở Nhà bên kia. Tiểu thuyết Đứa con có thể xem là tác phẩm thành công nhất của Đỗ. Đức Thu. Ở đây, ông đã diễn tả chân xác, tài tình tâm lý của những người phụ nữ trong cảnh vợ cả, vợ lẽ, những uẩn khúc, ao ước của một người đàn bà không có con.
Đương thời, Đỗ Đức Thu được xem là một nhà tiểu thuyết tình cảm, có nhiều điểm gần gũi với Thạch Lam. Đỗ Đức Thu không viết nhiều mà chắt lọc, cẩn trọng. Ông chứng tỏ một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một năng lực quan sátkhá sắc sảo, phân tích tâm lý tài tình. Cách diễn đạt của ông không đơn điệu, mà luôn luôn biến hóa, khi dí dỏm, khi mơ mộng và không ít trường hợp tài hoa.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác