Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Giới thiệu nhà thơ Đông Hồ

Leather Journal And Pen Gift Set Suppliers, Manufacturers - Factory Direct  Wholesale - LeYoung

Tiểu sử nhà thơ Đông Hồ

Nhà thơ Đông Hồ, sinh năm 1896 mất năm 1969, có tên thật là Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, hiệu Đồng Hồ và Hóa Bích. Quê gốc: làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Thuở nhỏ, ông chỉ được học ở trường đến năm I6 tuổi, sau đó Đông Hồ tự học là chính. Ông đặc biệt yêu thích quốc văn, đã từng lập Trí đức học xá, một trường dạy chữ quốc ngữ ở Hà Tiên năm 1926 nhằm truyền bá nền văn học quốc ngữ. Ông nổi tiếng trên thí đàn từ những năm 1923 – 1934, từng cộng tác với nhiều báo chí trong Nam (Đông Pháp thời báo, Phụ nữ tân văn, Mai…), ngoài Bắc (Nam phong tạp chí, Văn học tạp chí, Khai trí tiến đức, Tri tán…). Từ năm 1935, ông chủ trương tờ báo Sống, khoảng 1952, ông lập NXB Bốn phương và ra báo Nhân loại ở Sài Gòn ; Năm 1964, ông dạy văn học ở Đại học văn khoa Sài Gòn và mất tại Sài Gòn ngày 25-3-1969.

Tác phẩm của nhà thơ Đông Hồ

Tác phẩm chính : Thảm đảo Phú Quốc (1927), Hà Tiên Mục thị sử (1929), Chuyện câu tiên ở Phượng thành (1932), Lý thu đọc sách (1932), – Thơ Đông Hồ (1932), Hoài cảm (1938), Linh Phượng (1934), Cô gái xuân (thơ, 1935), Hà Tiên thập cảnh (1960), Trình trắng (thơ tuyển – 1961), Truyện song tỉnh của Nguyễn Hữu Hào (sao lục, khảo cứu – 1962), Văn học miền Nam, Văn học Hà Tiên (1970).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, thiền sư Pháp Bảo

Đông Hồ vào nghề văn khi mới 20 tuổi. Trong bốn thập kỷ cầm bút (từ năm 20 đến năm 60 tuổi), Đông Hồ đã đi từ thơ cũ (Thơ Đông Hô), đến Thơ mới (Cô gái xuân), từ văn xuôi biển ngẫu đến văn xuôi hiện đại. Đông Hồ viết nhiều thể loại : thơ, ký, khảo cứu nghiên cứu… Nhưng trước hết, ông là nhà thơ. Với Có gái xuân, ông là “người thứ nhất đưa vào thơ ca Việt Nam cái vị bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh, trong tiếng sóng” (Hoài Thanh). Tác phẩm được dư luận đương thời chú ý nhất và gắn với tên tuổi của ông là tập lệ ký khóc vợ (bà Linh Phượng), vừa văn xuôi, vừa thơ, trau chuốt, trang nhã với một giọng điệu thiết tha sâu thẳm. Hình ảnh thơ, vần. điệu thơ đăng đối nhịp nhàng, tuy xưa cũ nhưng lại rất thích hợp với việc diễn tả tâm trạng buồn đau của tác giả. Đó là giọng điệu chung của văn thơ đương thời và có thể gọi là giọng điệu thời đại: Giọt lệ thu khóc chồng của Tương Phố, Bể thảm khốc đời của Đoàn Như Khuê… Đó là tiếng khóc tiêu biểu của một lớp người, một thế hệ trên văn đàn công khai những năm 20 của TK XX.

Về văn xuôi, các tập ký của Đông Hồ như : Thăm đảo Phú Quốc và Hà Tiên Mạc thị sử được viết với văn phong trong sáng, giản dị của nhà chép sử. Qua đó, ông đã thể hiện được một phần cuộc đời Nguyễn Trung Trực, một nhà yêu nước có khí tiết kiên cường trong những ngày ẩn lánh ở đảo Phú Quốc cũng như khi bị giặc hành hình. Người nghiên cứu có thêm tài liệu về nhóm Chiêu anh các và nhà thơ của họ trong buổi sơ khai của văn học ở vùng đất tận cùng của Tổ quốc. Mặt khác, Đông Hồ cũng ghi lại được công lao của họ Mạc, trong công cuộc khai phá đất đai, khi các chúa Nguyễn chiếm cứ cõi Nam. :Tập biên khảo tập hợp những bài giảng chuyên đề của Đông Hồ tại Đại học Văn khoa Sài Gòn : Văn học miền – Nam: Văn học Hà Tiên, được xuất bản một năm sau ngày ông mất, là sự tiếp nối công việc Đông Hồ đã làm từ năm 1929, từ những ghi chép về cảnh vật, con người, văn học, văn hóa ở vùng đất mới Hà Tiên, đồng thời là sự ghi nhận phần đóng góp của Đông Hồ trên lĩnha vực sưu tầm, khảo cứu.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Định Hải

Đông Hồ là một nhà thơ, nhà văn có mặt từ những ngày đầu của nền văn học quốc ngữ. Hành trình sáng tạo văn học của ông kéo dài đến những ngày đất nước có những biến động dữ dội: cuộc sống hiện đại làm thay đổi rất nhiều tâm tư, tình cảm của con người. Nhớ đến Đông Hồ, chúng ta nhớ đến những lời văn, điệu thơ trang nhã, lân ly, hiu hắt đã làm xao động tâm hồn công chúng thành thị những năm đầu TK hơn là những gì ông vẫn miệt mài trong những năm tháng sau này.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top