Tiểu sử tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống Chí
Hoàng Lê Nhất thống chí cũng gọi là An Nam nhất thống chí được viết ra để nói lên sự nhất thống sơn hà dưới triều Lê Hiển Tông. Là một cuốn tiểu thuyết lịch sử ký sự gồm 17 chương : Phản chính biên có 7 chương ; Phản tục biện có 10 chương. Tác phẩm được viết ra trong vòng cuối TK XVIII – đầu TK XIX, đã phác họa khái quát bức tranh xã hội Việt Nam thời đó trên đất Thăng Long, với nhiều sự kiện, nhiều bối cảnh, nhiều tầng lớp xã hội.. diễn biến nhanh chóng và phức tạp. Hoàng Lê nhất thống chí là một tập sách cùng với rất nhiều tập sách khác được chép trong Ngô gia văn phái khá đồ sộ. Bước đầu xác định được ba tác giả họ Ngô Thì cùng biên soạn là: Ngô Thì Chí, con thứ Ngô Thì sĩ, con ruột Ngô Thì Nhậm đã viết 7 hồi phần chính biên, Ngô Thì Du, con vợ thứ Ngô Thì Đạo, gọi Ngô Thì Sĩ bằng bác ruột, Ngô Thì Thiến là con út Ngô Thì Nhậm viết phún tục biên.
tiểu sử tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống Chí
Mở đầu tác phẩm là bối cảnh bê bối, lực dục, diễn ra căng thẳng, quyết liệt trong phủ chúa. Trịnh Sâm mê đấm Tuyên phi Đặng Thị Huệ đã phế ngôi thế tử của con trưởng, đặt con thứ bé bóng lên ngôi đó. Trịnh Sâm mất, Quận Huy vé phc với Thị Huệ, gây bất bình long triều và ngoài trấn. Lính tam phủ nổi loạn giết Quận Huy, phế Trịnh Cán, đưa Trịnh Tông lên ngôi chúa. Trịnh Tông bất lực. Quân lính lộng hành trả thù các đại thần và bắt ép mẹ con Trịnh Tông. Cơ đồ chứa Trịnh nhất đán sụp đổ. Giữa lúc đó. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ nhất, lập lại ký cương và đưa Lê Chiêu Thống lên ngôi vua. Khi Nguyễn Huệ trở vào Nam thì triều chính nhà Lê kư chao đảo. Chính khách Nguyễn Hữu Chỉnh xuất hiện. Nguyễn Hữu Chính từng ở đất Bắc, bỏ vào Nam, phò tá Nguyễn Huệ hành quân ra Bắc, nhưng Nguyễn Huệ biết lòng dạ phản phúc của Chính đã bỏ Chính lại khi ông bí mật lui quân về Thuận Hóa. Tương kế, tựu kế, Chính lập mưu gian, đoạt được vùng Nghệ An, khuyếch trương: thanh thế. Vua cho vời Chính về triều đẹp bọn Trịnh Bồng, cho đốt sạch cơ nghiệp chúa Trịnh. Tháng thế, Chỉnh lấn át Chiêu Thống, tự coi mình như một vị chúa mới ! Được tin, Nguyễn Huệ sai Võ Văn Nhậm ra Thăng Long, phanh thây Chính. Hoảng sợ, Lê Chiêu Thống bỏ nước chạy sang cầu viện quân Mãn Thanh. Thừa dịp tốt, vưa Thành là Càn Long bèn giao Tôn Sĩ Nghị cất hơn 20 vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Lúc đầu, theo kế hoạch lui quân chiến lược của Ngô Thì Nhậm, quân Tây Sơn rút cả về thủ hiểm tại vùng núi Tam Điệp, chờ đại quân. Tin cáo cấp về đến Thuận Hóa, Nguyễn Huệ liên lên ngôi Hoàng để lấy niên hiệu Quang Trung, rồi thần tốc kéo quân ra Bắc dẹp giặc. Đại quân triển khai thành nhiều mũi bao vây, tấn công và tiêu diệt địch ngay từ đếm trừ tịch (30 tết Nguyên đán). Chỉ 5 ngày sau, với đại thắng Đống Đa lịch sử, toàn bộ quán xâm lược tan rã, táng đớm kinh hồn, một mạch hướng biến giới mà chạy thục mạng, không dám ngoái có lại ! Lê Chiêu Thống và bọn tòng vong theo gót tàn bình chạy sang Trung Quốc, về sau lần lượt chết mòn bên đó. Vua Quang Trung thống nhất giang sơn, xuống chiếu cầu hiền, thiết lập mối bang giao hòa hiếu với nhà Thanh, củng cố mọi mặt để đưa đất nước đến rốn định và phú cường, nhưng nhà vua đột ngột từ trần quá sớm, để lại nền vương nghiệp chưa vững chắc. Do vậy, nội bộ triều Tây Sơn chia rẽ và suy yếu. Nguyễn Ánh lợi dụng cơ hội đó đã đánh bại Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn. Mấy năm sau, di cốt của Lê Chiêu Thống và của bọn tay chân được đưa về nước chôn cất. Vua triều Nguyễn là Gia Long cho lập đền thờ và bạn phong tước vỊ. Viết nên cuốn tiểu thuyết đặc sắc này, các tác giả họ Ngô đã để lại cho nền văn học dân tộc một tập đại thành của thể loại truyện văn xuôi bằng chữ Hán. Cá nội dung và nghệ thuật, truyện đều đạt được nhiều thành tựu lớn. Điều dễ nhận thấy đầu tiên là các tác giả vẫn coi nhà họ Ngô Thì thuộc về triều đại trước, bởi họ đã từng chịu ơn mưa móc dày nặng của vua Lê, chúa Trịnh nên trước sau họ vẫn tỏ ra luyến tiếc triều đại này. Hễ có dịp là họ để cao xưng tụng Lê Duy Kỳ (tức Chiếu Thống), Trịnh Cán, thông minh thánh trí ! Họ coi việc thống nhất đất nước là công trạng, là hồng phúc của nhà Lê… Khi phái kể, miều tủ tình trạng bi đát, hỗn độn nơi cung vua, phủ chúa, họ không có ý phú định, chí lén tiếng cảnh tỉnh mà thôi. Bối cảnh xã hội lúc bây giờ đầy bão táp, vừa có bi kịch, lại vừa có anh hùng ca, song các tác giả cố ý phớt lờ đi mọi diễn biến lớn lao phức tạp và sôi động trên nhiều bình diện của cuộc sống. Ví như các tầng lớp nhân dân bị dồn vào thế cùng đường đã vùng dậy mạnh mẽ như sóng trào bão cuốn ngay sát kinh thành và khắp tứ trấn. Viết Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả chỉ mới ghi nhận được tình hình náo loạn nơi cung vua, phủ chúa trên để đô Thăng Long. Nói một cách khác, những gì xảy ra có quan hệ đến sự mất còn của chiếc ngai vàng thì được phản ánh chân thực và sinh động. Có thể coi đó là sự hạn chế đáng lưu ý. Tuy vậy, cuốn tiểu thuyết vẫn là kiệt tác của vấn học cổ điển Việt Nam.
Hoàng Lê nhất thống chí phì nhận sự suy sụp hoàn toàn của các tập đoàn phong kiến thống trị, mà chủ yếu là hai tập đoàn Lê, Trịnh. Sự suy sụp ấy hiện lén ở màn chót, nên có thể thấy được toàn cánh và sự diễn biến khốc liệt. Đáng quý là vượt lên trên hàng loạt những xung đột, mâu thuẫn, những cuộc tranh đoạt gay gất, tác phẩm đã phản ánh khá sâu sắc sự suy sụp về mặt ý thức hệ, cái “phần hồn” của chế độ phong kiến gia trưởng. Nó tạo nên lắm bi kịch đầy nghịch lý. Đó là, chính ngay tại cung vua, phủ chúa và chính bàn tay của vua chúa đã tự xóa bỏ mọi giáo điều và kỷ cương phép nước, bằng những cuộc thanh toán lẫn nhau đẫm máu như tác phẩm đã mô tả. Do đó câu triết lý nổi tiếng của tuần huyện Nguyễn Trang nói với thầy học mình “Sơ thầy chưa bằng sợ giặc, yêu chúa chưa bằng yêu thân mình” chẳng qua chỉ minh họa thêm cho sự phá sản nghiêm trọng của đạo lý phong kiến. Còn về hành động : chuyện trấn thủ Kinh Bắc lấy sạch 40 lạng vàng và cho lột nốt chiếc ngự bào mới trên mình vua Lê Chiêu Thống lại là một bằng chứng khác sinh động về sự phá sản của lý tưởng nho gia. Chưa hết, người đọc còn được chứng kiến hình ảnh một vị Giám quốc chỉ là “một cục thịt trong túi da” hay một ông vua “luồn cúi đê hèn” công rắn cắn gà nhà : Lê Chiêu Thống. Còn văn quan võ tướng đầu triều được chỉ rõ là rặt những phường tráo trở, phản trắc, mà tiêu biểu là Bằng quận công Nguyễn Hữu Chỉnh.
Sự suy sụp của triều Lê – Trịnh nói riêng và của ý thức hệ phong kiến nói chung, đã diễn ra như thế. Những sự thực phũ phàng như vậy không chiều theo ý muốn của các tác giả. Dù các tác giả nêu người xấu, việc xấu chỉ để cảnh báo và nêu gương cho những kẻ thông trị khác, nhưng ý nghĩa khách quan của tác phẩm đã vượt ra ngoài dụng ý ấy. Điểm nổi bật khác ở Hoàng Lê nhất thống chí là đã ghi nhận sự thành công vang dội của các phong trào đấu tranh rộng lớn, quyết liệt, mà sáng chói nhất là những chiến công oanh liệt của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Chúng ta nói có sự vang dội của các phong trào khởi nghĩa vào tác phẩm bởivì hình như các tác giả không mấy quan tâm đến sự biến lịch sử trọng đại này.
Họ không nói gì đến hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã uy hiếp kính thành và tứ trấn, đe dọa sự tồn vong của triều đình và phủ liêu. Họ nghiêm khắc lên án cuộc nổi dậy tự phát của binh lính cấm vệ là loạn kiêu binh. Họ cũng coi nghĩa quân Tây Sơn là “Tây tặc”, “Tây ngụy” !… Dĩ nhiên đó là sự hạn chế. Vốn bị ràng buộc bởi ý thức hệ phong kiến chính thống, họ không thể nói khác được. Tuy vậy, Ngô Thì Chí đã phải dành hẳn hai chương để nói về “Loạn kiêu binh” khá tường tận, vì sự biến này làm khuynh đảo triều đình và phủ liêu. Những trang văn ở đây đã tái hiện đầy đủ tấn bi hài kịch của phủ liêu đang hạ màn. Theo tác giả: chỉ vì Trịnh Tông nóng lòng muốn đoạt lại ngôi thế tử mà xúi giục quân cấm vệ nổi dậy rồi không kiềm chế nổi. Thật ra, thực trạng lúc bấy giờ đã rất bức xúc, phủ liêu đã quá ruỗng nát, sự phẫn nộ đưa đến cuộc binh biến của quân lính tam phủ là chính đáng và không thể tránh khỏi. Cuộc nổi dậy nhanh chóng thanh toán tập đoàn Trịnh đã mục nát. Tất nhiên. một phong trào tự phát như vậy không tránh khỏi tính manh động, vô chính phủ, có phương hại đến đời sống nhân dân kinh thành… Nếu xét công và tội một cách khách quan thì cũng cần ghi nhận yếu tố tích cực của cuộc nổi dậy này. ˆ Nếu như việc lên án và phủ nhận “loạn kiêu binh” của các tác giả để làm cho nhiều người đồng tình (vì cuộc nồi dạy ấy đã thất bại và tan rã) thì việc đề cập đến Phong trào khởi nghĩa Tây Sơn (mà linh hồn là nhà thiên tài quân sự, người anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ), đã chinh phục được lòng tin và sự ngưỡng mộ của người đọc đông đảo.
Đặc biệt, khi viết về chiến công đại phá quân xâm lược Mãn Thanh thì bỗng nhiên bút lực của các tác giả trở nên dạt dào phấn chấn, lời văn vang lên sảng khoái hào hùng. Người viết không dè dặt che giấu sự khâm phục mà còn công khai, trực tiếp bộc lộ niềm hân hoan bất – tận y như người trong cuộc. Hai chương này của tác phẩm, chẳng những thể hiện được niềm tự hào của tác giả, nêu cao hào khí quyết thắng của cả dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của người anh hùng vĩ đại Quang Trung, mà còn là những trang sử vàng chói lọi, chính xác, góp phần tổng kết chiến lược thần tốc có một không hai rong lịch sử chống ngoại xâm của nước Đại Việt. Đáng tiếc là các tác giả vội vã kết thúc tác phẩm, không nói gì thêm về sự nghiệp dựng nước tuy ngắn ngủi. nhưng đã khởi sắc dưới triều đại Quang Trung. Điểm sáng cuối cùng, đồng thời là bài học quý báu cho hậu thế, đó là tư. tưởng yêu nước vĩ đại truyền thống, là chân lý vĩnh hằng của dân tộc “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (Hồ Chí .. Minh) có sức mạnh chinh phục kỳ diệu. Các tác giả họ Ngô Thì, tuy có bị hạn chế ít hay nhiều bởi quan điểm phong kiến chính thống, nhưng vẫn là những kẻ sĩ thiết tha với vận mệnh của đất nước, biết lẽ phải, biết đứng về đại nghĩa dân tộc. Viết nên Hoàng Lê nhất thống chỉ bê thế, bất hủ là cống hiến rất to lớn của họ. Hoàng Lê nhất thống chí được xây dựng theo loại hình tiểu thuyết chương hồi, một thành tựu xuất sắc của nền văn xuôi thời Minh Thanh (Trung Quốc). Có điều là tác phẩm Việt Nam không lấy quá khứ để dựng thành truyện, mà trực tiếp viết về thời Lê mạt – Nguyễn sơ đầy bão táp mà chính các tác giả là những nhân chứng lịch sử. Nhìn khái quát, truyện phát triển theo sát thời gian, không gian và hoàn cảnh của những sự biến lịch sử lớn. Đây không phải là một cuốn sử biên niên nhưng người đọc quý những sử liệu chính xác, những con người cụ thể với những hành động của họ có quan hệ đến nhiều sự kiện lịch sử. Do đó, tác phẩm tuy có giá trị sử học cao nhưng vẫn không làm mờ giá trị văn học độc đáo. Người nghiên cứu văn học tìm thấy trong quá trình phát triển của sự kiện lịch sử thế giới của nhân vật đang sống, suy nghĩ và hành động. Sự kiện không che lấp con người, con người sống động như tái hiện sự kiện đang diễn ra trước mắt độc giả.
Phần thành công đáng lưu ý về nghệ thuật viết truyện là các tác giả đã dựng lên được một bối cảnh lịch sử có thật với khá nhiều nhân vật đa dạng và tiêu biểu về mặt này hay mặt khác. Có những nhân vật xuyên suốt nhiều chương như Nguyễn Hữu Chinh, Nguyễn Huệ…, có những nhân vật chỉ thoáng qua trong tác phẩm như Đỗ Thế Long, Dương quốc cữu, Ngô Thì Nhậm… nhưng nhân vật nào cũng để lại những ấn tượng khó quên. Nếu các tác giả khơi sâu xuất xứ, đời sống nội tâm và cá tính, tính cách nhân vật thì thành tựu nghệ thuật còn to lớn hơn.
Sử dụng khá đạt nghệ thuật châm biếm cũng là nét độc đáo của các tác giá. Một cảnh thị triều lơ láo của vua tôi Chiêu Thống, một chủ trương “bẻ đũa” để dẹp lính tam phủ của Dương quốc cữu, việc Triêm vũ hầu “Liếc dao” để trừ kiêu binh, việc Phan Huy Ích sai quân đóng trống lớn để bắt nhốt Chỉnh, cảnh Thị Huệ cắt tóc ăn thể khi Trịnh Sâm hấp hối, hình ảnh viên trí huyện chạy loạn.v.v… tạo nên cái sân khấu bi hài kịch hiếm có trên đất Thăng Long vận vật !
Tóm lại, với những thành công kể trên, Hoàng Lê nhất thống chí đã cắm được cái mốc lớn trên quá trình phát triển thể loại văn xuôi tự sự nghệ thuật của nền văn học dân tộc.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác