Tiểu sử nhà văn nhà viết kịch Học Phi
Nhà văn nhà viết kịch Học Phi sinh năm 1915, có tên khai sinh là Chu Văn Tập. Bút danh khác: Tú Văn, Vĩnh Hà. Quê gốc: thôn Tam Nông, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay sống ở Hà Nội. Xuất thân là tiểu tư sản học sinh, học hết tiểu học, ông tiếp tục tự học, đã thi Tú tài. Học Phi hoạt động cách mạng từ năm 15 tuổi. Thời kỳ Mặt trận Dân chủ, hoạt động cho các tờ báo công khai của Đảng (Tin tức, Đời nay…). Năm 1943, ông là một trong những người chịu trách nhiệm vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc, phụ trách tờ Bãi Sậy.
“Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại tỉnh Hưng Yên và được cử làm Chủ tịch lâm thời Ủy ban tỉnh, sau phụ trách Hội Phật giáo cứu quốc TƯ. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, công tác trong ngành tuyên huấn TƯ, văn hóa Liên khu II, rồi phụ trách Đoàn văn công TƯ. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996 (đợt 1).
Tác phẩm của nhà văn nhà viết kịch Học Phi
Tác phẩm chính : Xung đột (truyện – 1939), Đắm tàu (truyện – 1940), Dòng đối (truyện – 1942), Yêu và thù (truyện – 1943). Cà sa giết giặc (kịch – 1946), Bất khuất (kịch – 1948), Ngày mai (kịch – 1951), Chị Hòa (kịch – 1955), Một đẳng viên (kịch – 1960), Chiếc gùi đạn (kịch – 1970), Mai (kịch – 1971), Nicô Đàm Vân (kịch – 1978), Hừng đông (tiểu thuyết – 1980), Ngọn lửa (tiểu thuyết – 1981), Xuống đường (tiểu thuyết – 1988), Bà Đốc Huệ (tiểu thuyết – 1993), Đêm lịch sử (kịch – 1993)
Học Phi khởi đầu sự nghiệp văn chương bằng các truyện ngắn, truyện đài đăng trên các báo Tin tức, Đời nay,Tương lai, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn (thời kỳ 1936 – 1943), Mãi đến sau Cách mạng tháng Tám, ông mới thực sự bước vào làng kịch với vở đầu tay: Cà sa giết giặc. Cũng từ đó, cùng với một số tên tuổi khác như Nguyễn Huy Tưởng (với Bắc Sơn), Thâm Tâm (với Mười chín tháng Tám). Nguyễn Công Mỹ (với Tô Hiệu), Nguyễn Văn Niên (với Vượt ngục). Học Phi đã góp phần tạo nên một khuynh hướng kịch cách mạng khá sôi nổi.
Bao trùm lên sáng tác của Học Phi, đù là văn xuôi hay kịch, là để tài cách mạng với nhân vật trung tâm là người. chiến sĩ cộng sản. Người chiến sĩ cộng sản có thể là công nhân, nông dân, trí thức, sư sãi đã được giác ngộ cách mạng. Họ hoạt động trong bối cảnh chiến đấu, vào thời điểm diễn ra những sự kiện cách mạng của dân tộc. Xuất phát từ yêu cầu cách mạng,-và phần nhiều từ thực tiễn hoạt động cách mạng của bản thân và bạn bè, Học Phi đã chắt lọc, bồi đắp để tạo dựng nên những nhân vật có cá tính, những vở kịch có chiều sâu, có sức sống và ít nhiều mang được bản sắc riêng của mình.
Nhắc đến Học Phi, người ta không thể không nhắc tới hai vở kịch thành công hơn cả của ông là Chị Hòa và Một đảng viên, cũng như không thể không nhắc tới nhân vật nhà sư – là nhân vật đã xuất hiện rất nhiều và tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong các vở kịch của ông. Với nghệ thuật viết kịch chắc tay, Học Phi đã tạo được sự hấp dẫn trong các vở kịch của mình, bởi những tình huống đầy kịch tính trong quan hệ gia đình và xã hội.
Hơn 50 năm hoạt động văn học, ông sáng tác cả hai thể loại kịch và tiểu thuyết, nhưng thành công hơn là thể loại kịch. Ông là người đã góp phần đáng kể vào sự phát triển và trưởng thành của nền kịch cách mạng Việt Nam hiện đại.