Trang thơ Minh Huệ - Nguyễn Đức Thái, Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái (2 bài thơ)

Giới thiệu nhà thơ Minh Huệ

Trang thơ Minh Huệ - Nguyễn Đức Thái, Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái (2 bài thơ)

Tiểu sử nhà thơ Minh Huệ

Nhà thơ Minh Huệ, sinh 3.10.1927, có tên thật là Nguyễn Đức Thái. Quê gốc: tp Vinh, tỉnh Nghệ An. Ngòai bút danh Minh Huệ, ông còn ký các bút danh khác như : Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái, hiện nay ông sống TP Vinh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức trung lưu (ông nội đỗ tú tài Hán học, . cha là nhà giáo tốt nghiệp trường sư phạm Huế). Thuở nhỏ Minh Huệ học trường Pháp – Việt, sau đó học và tốt nghiệp trường quốc học Vịnh. Ông gia nhập Việt Minh từ tháng 5.1945 và tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An, tháng 8.1945. Từ đó, ông liên tục hoạt động văn hóa văn nghệ, làm công tác tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, Khu ủy khu IV, ở Bình Trị Thiên, Hòa Bình, Tây Bắc… Từng là Trưởng đài truyền thanh Nghệ An, Hội trưởng Hội văn nghệ Liên khu IV, Trưởng ban thơ, lý luận phê bình, văn học dịch NXB Văn học, Ủy viên ban hành chính kiêm Trưởng ty văn hóa Nghệ An, Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên UBTW Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. 

Tác phẩm nhà thơ Minh Huệ

Tác phẩm gồm : Tiếng hát quê hương (thơ – 1959), Rừng xưa, rừng nay (bút ký – 1962), Đất chiến hào (thơ – 1970), Màu xanh đến (thơ – 1972), Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký – 1974 – 1979), Người mẹ và mùa xuân (truyện ký – 1981), Đêm nay Bác không ngủ (thơ – 1985), Phút bi kịch cuối căng (tiểu thuyết – 1990), Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận – 1992), Ngôi sao bầu bạn (truyện vừa – 1995) cùng nhiều bài thơ, bài viết đăng trên các báo chí TƯ và địa phương.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Kiều (1694 - 1771)

Ban đầu, do yêu cầu của hoạt động tuyên truyền, Minh Huệ đến với văn học trước hết là để làm về (5 chữ), hò Nghệ An, ca dao, viết tùy bút. Những năm 1947 – 1948, ông viết nhiều kịch bản sân khấu (kịch nói và kịch thơ) để có tiết mục biểu diễn. Với kịch, Minh Huệ thường khai thác đề tài từ hiện thực cuộc kháng chiến gian khổ ở Bình Trị Thiên và chuyện lịch sử như Nguyễn Huệ, Trần Quốc Toản… Cho đến tận bây giờ, ông vẫn sáng tác theo nhiều thể loại khác nhau : truyện, thơ bút ký, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, hồi ký…, song bạn đọc rộng rãi biết đến một Minh Huệ chủ yếu là do những sáng tác thơ, mà trước hết là bài Đêm nay Bác không ngủ. Bài thơ nổi tiếng này được Minh Huệ sáng tác từ trong kháng chiến chống Pháp (1951), nhưng cho đến nay nó vẫn được thế hệ sau đón đọc với một tình cảm trân trọng mến yêu. Các thế hệ bạn đọc đều cảm nhận được từ bài thơ này một thái độ chân tình và thành kính, một tình cảm nồng hậu thiết tha của tác giả đối với “cha già dân tộc”. Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, thơ viết về Bác Hồ chưa nhiều, trong bối cảnh đó, Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ có một ý nghĩa rất lớn. Bài thơ đã khắc họa rất thành công hình ảnh cao đẹp, vĩ đại mà rất đỗi gần gũi thân thương của Bác Hồ. Nó ra đời và được phổ biến rất sâu rộng. Cho đến hiện nay, nói đến những bài thơ hay viết về Bác Hồ, không thể không nói tới bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Huy Lượng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top