black and silver retractable pen on blank book photo – Free Book Image on  Unsplash

Giới thiệu nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hàng

black and silver retractable pen on blank book photo – Free Book Image on  Unsplash

Tiểu sử nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hàng

(?-?, TK XVI) 

         Nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hàng (? – ?), hiệu Nại Hiên. Quế gốc : làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây, nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Ông sống khoảng cuối Lê, đầu Mạc, nhưng chưa rõ năm sinh, năm mất. Ông thi đỗ kỳ thi hương khoảng.,niên hiệu Hồng Thuận (1509-1516)., đời Lê Tương Dực, sau đó thẹo học Quốc tử giám. Họ Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông bỏ không thi hội, đi ở ẩn ở làng Đại Đồng, phủ Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (hay “thuộc tỉnh Yên Bái, lấy hiệu là Nại Hiếu: Bấy giờ ánh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật chiếm cứ đất Tuyên Quang, lấy vùng Đại Đồng làm cứ địa phù Lê. diệt Mạc Khoảng 1565 ~ 1569, Gia Quốc công Vũ Văn Mật có mời ông cùng nhiều văn sĩ đến làm thơ phú ca ngợi phong cảnh Đại Đồng. Bài Đại Đồng phong cảnh phú bằng quốc âm của Nguyễn Hàng chiếm giải nhất. Vũ Văn Mật trọng thưởng, có ý mời ông ở lại giúp. Ông “từ tạ trở về ngao du nơi vườn ruộng, đọc sách bàn luận đạo nghĩa” (Lê Quý  Đôn, Kiến văn tiểu lục) Người đời phục ông:là kẻ sĩ.cao thượng. Sau ông mất ở quê hương, nay phần mộ,còn tại Xuân Lũng, Nhà Lê sau khi trung hưng, phong tặng ông danh hiệu “Thảo mao ẩn sĩ” (Người ẩn sĩ nơi cỏ tranh).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Lý Tế Xuyên

Tác phẩm của nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hàng

       Tác phẩm của Nguyễn Hàng có ba bài phú Nôm,: Tam Ngung động phú (tác phẩm hiện nay chưa tìm thấy), Đại Đồng phong cảnh phú, Tịch cư ninh thể phú và tập Thiên nam vân lục liệt truyện, gồm 3 cuốn viết bằng chữ Hán. 

       Theo Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu (1993); Thiên Nam vân lục liệt truyện gồm các truyện cổ Việt Nam : Hồng Bàng, Phù Đổng, Tản Viên, Trầu cau, Bánh chưng, bánh dày, Móng rồng, Lý Phục Man, Không Lộ; Giác Hải, Bà Trưng… Mỗi truyện đều có ghi xuất xứ, sách không ghí tác giả là ai, song dự đoán có thể là của Nguyễn Hàng. Sách gồm 39 truyện, lấy từ Lĩnh Nam chích quái lục, Việt điện u linh, Tục biên Việt điện u linh tập. Thiên Nam vân lục liệt truyện là tập truyện cổ đã ghi lại được nhiều sự tích, sinh hoạt, phong tục dân tộc, thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc  tiên, về những anh hùng lịch sử và non sông đất nước. Theo Lê Quý Đôn, nhân có tập Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Nguyễn Hàng sưu tập, biên soạn lại các truyện dân gian thành Thiên Nam vân lục liệt truyện. Thực ra, Nguyễn Hàng không chỉ ghi chép lại truyện của thời trước mà ông đã viết mới lại một số truyện, làm tăng thêm giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm. Nguyễn Hàng đã có một đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển của nền văn xuôi chữ Hán Việt Nam.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Hoàng Quang

Đại Đồng phong cảnh phú viết về cảnh tượng kỳ vĩ của vùng đất Yên Bái, Tuyên Quang. Đó là vùng sơn dã có cây cỏ, hoa lá tốt tươi, có cuộc sống phồn vinh sầm uất. Kết luận, tác giả khẳng định rằng đây là vùng đất của bậc vương giả. Đại Đồng phong cảnh phú được viết theo yêu cầu của họ Vũ, nên ít nhiều có ngụ ý ca tụng uy thế tập đoàn phong kiến này, đồng thời thể hiện niềm yêu mến thiết tha và lòng tự hào về một vùng non sông đất nước.

          Tịch cư ninh thể phú (Ở nơi vắng vẻ để yên thân). Có thể coi đây là thiên tự truyện về cuộc đời của tác giả, nhà văn sống ẩn dật chốn lâm tuyền. Mở đầu bài phú là khung cảnh một vùng quê vắng vẻ, bình dị. Phần chính của bài viết về một ông già chốn sơn khê, sống trong gian nhà tranh bé nhỏ đơn sơ, ăn mặc đạm bạc mộc mạc, nhưng ung dung tháng thích. Đó là hình ảnh con người từ bỏ công danh phú quý, tìm cái vui, an nhàn trong sự gắn bó hòa hợp với cảnh vật, trong lao động cần cù mà an bần lạc đạo. Tác phẩm tuy nói về cảnh đời Nguyễn Hàng, nhưng cũng là cuộc sống và tâm trạng của kẻ sĩ ẩn dật. Từ cuộc đời hàn vi của mình, ông tìm được sự cảm thông với đời sống vất vả nghèo khổ của người dân lao động miền núi.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Mạc Thiên Tích

         Phú Nôm của Nguyễn Hàng thể hiện sự kết hợp linh hoạt, phong phú giữa từ gốc Hán với từ gốc Việt, gần với khẩu ngữ, giàu sắc thái trữ tình, tả thực và trào lộng. Phú vốn là thể loại văn chương bác học, đến Nguyễn Hàng với biệt tài về phú Nôm, đã đem đến cho thể phú một thành tựu mới, chứng minh khả năng to lớn của ngôn ngữ văn học dân tộc trong cấu trúc văn biển ngẫu để miêu tả đất nước Việt, con người Việt.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top