Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Húc (? – ?; khoảng cuối TK XIV – đấu TK XV)
Nhà thơ Nguyễn Húc còn có tên là thí Nguyễn Đình Húc, tự Di Tân, hiệu Cúc Trang. Quê gốc :làng Kệ Sơn, nay là Xã Hoành Sơn, Đông Triều, Quảng Ninh. Nguyễn Húc sống vào khoảng Cuối Trần. đầu Lê, cùng thế hệ hay ít ra là chủ yếu với thế hệ Lý Tử Cấu. Vũ Mộng Nguyên, Lý Tử Tấn. Nguyễn Trãi…, tuổi thọ có thể kéo dài tới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). nhưng chắc chắn ông không thể sống nhiều ở nửa sau TK XV, với hoặc sau thế hệ Vương Sư Bá, Vũ Quỳnh… như một số thư tịch cổ từng ghi nhận. Hình như Nguyễn Húc thuộc dòng dõi khoa hoạn, có tư liệu ghi ông là con Nguyễn Đình Đỉnh, một Thái học sinh, học vị Tiến sĩ thời Trần, nên mặc dù không đỗ đạt cao, lại ham chơi và nhiều bệnh tật, ông vẫn được bổ dụng tới chức Tri phủ thời Lê Thái Tổ.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Húc
Về tác phẩm, ông có Cưu đài thi tập, đầu sách có bài Tựa do chính ông xưng là Cúc Trang chủ nhân viết vào mùa xuân tháng Hai năm Kỷ Dậu, niên hiệu Thuận Thiên thứ hai (1429). Trong bài Tựa, ông nêu rõ : “muốn bắt chước các vị thánh hiện thời xưa, nhân việc quan nhàn rỗi mới để ý tới sự ngâm vịnh”. Thơ ngâm vịnh được chép thành một tập, đặt tên là Cưu đài. Đó chính là Cưu đài thi tập hiện còn ở kho sách Hán Nôm. Tuy ở dạng chép tay TK XIX song qua sơ bộ giám định văn bản. nhiều học giả vẫn coi đây là tác phẩm đích thực của Nguyễn Húc.
Cưu đài thi tập có khoảng 150 đơn vị thơ ca gồm :ca đạo điệu, ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật thi, ngũ ngôn tuyệt thi, thất ngôn cổ thi, thất ngôn luật thí… đặc biệt từ và Khúc. So với những tập thơ chữ Hán đối trước và cùng thời; Cưu đài thi tập đầy đặn vào bậc nhất, ngay đến lượng thơ.chữ Hán của một Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân được coi là nhiều hơn hẳn các gia thời Lý – Trần, vẫn còn ít hơn thơ Nguyễn Húc. Nhưng đặc sắc của tập thơ Cưu đài lại chính là sự đa dạng về thể tài: có ca, có thơ, có từ và có cả khúc. Nguyễn Húc đã sử dụng rất chủ động và linh hoạt các thể thơ, ca, từ,khúc, khiến cho tập thơ của ông hết sức phong phú về thể loại, điều hiếm thấy ở các tập thơ trước ông và cả sau ông, thơ ca có đến hàng trăm,trong đó ngoài những ‘bài được viết theo luật Đường có tới vài mươii bài được viết theo các điệu ca dao nhạc phủ, cổ thể thi: vốn có thể cách tương đối tự do so:với:Đường luật, lại ít được :cáo nhà thơ cùng thời sử dụng-Thì tập,có khoảng 30,bài từ, viết theo hơn 20 từ điệu (Bồ tát man, Tây giang nguyệt, Giá cô thiên, Ngu mỹ nhân, Điệp luyến hoa, Mãn giang hồng, Tấn viên xuân…) và gần chục khúc điệu ( Lãn họa mi, Doãn lệnh, Phẩm lệnh, Đậu diệp hoàng, Ngọc giao chi…) vốn là những thể tài hiếm thấy trong văn học chữ Hán Việt Nam. Như vậy, về mặt thể tài, Cưu đài thi tập có diện mạo riêng, không giống với hầu hết các thi tập chữ Hán hết khác, Ở đây, nhà thơ đã thể hiện tâm trạng ưu tư, phiền muộn của mình một cách chân chất, hồn nhiên, thoải mái, qua những thể.cách kỉ tương đối tự do, phóng túng, ít chịu sự gò bó chỉ trong khuôn khổ chật hẹp của một thể cách Đường luật cố định.
Sự đầy đặn và độc đáo về mặt thể tài của một tập thơ trữ tình thế này, chắc chắn là xuất phát từ nhu cầu thể hiện tâm trạng. giàu cảm xúc, lắm ưu phiền của nhà thơ, Trên những trang thơ, Cựu đài thi tập tràn ngập để tài thấm đậm nỗi buồn tê tái: biệt ly lúc qua đò, ngâm nga khi có bệnh, buồn nhớ trên sông, gió mưa mù mịt, buổi sáng than phiên, khuê nữ buôn đêm mưa… trắng sương, sáng lạnh, vườn bỏ, chùa hoang, ngồi suông, thương loạn. kể sầu, vợ ốm, nhà nghèo…, nghe tiếng tụng kinh, thương ông già nơi thôn dã… Tâm sự của nhà thơ là nỗi niềm ưu tư của một đất sĩ trong thời mất nước khi chưa tìm ra hướng đi sáng sủa, để thoát ra khỏi cảnh bơ vơ, chấn trường, quanh hiu lạnh lẽo (qua các bài ; Tử ngọc ca, Phong „vũ thần, Phong vũ hối, Hiểu thán, Lâm vũ thiên, Hàn dạ độc lập… }. Tam sự ấy thể hiện lòng ưu thời mẫn thế của một người xót đau thế sự(Thương loan, Dữ Linh Trường – Triển Thành thủy đình sầu đới, Thời sự.:.), bộc lộ tình cảm, tâm tư trước nỗi cô đơn, lạnh lùng của người khuê nữ (Phong vũ khuê tư, Thu khuê oán…) cảm thông nỗi nhọc nhằn, nan hiểm của kẻ chinh phu (Phong vũ thán). Nhiều lúc nhà thơ chong đèn, đối bóng với nỗi buồn triền miên, rấm rứt (Thu âm vãn hàn, Sương nguyệt, Tý dạ viên trung vọng nguyệt..), than vãn gia cảnh túng quẫn, vợ con ốm yếu, dân bình nghèo khổ…, bên cạnh cuộc sống xa hoa của bọn quý nhân đất kinh kỳ (Phong vũ thán, Dã lão ai, Điền gia, Phụ bệnh, Chu trung thán...) Cưu đài thi tập thể hiện tâm trạng Nguyễn Húc trong thời thuộc Mình và cả những năm tháng ông lắm quan với triều Lê nên trong thơ không chỉ là nỗi đau mất nước, mà còn là niềm ưu ái của kẻ sĩ tiết tháo, lánh đục, về trong trước cảnh đời lúc nào cũng đầy rẫy buồn. khổ, bất, công… ngay cả trong những năm tháng ban đầu đầy hào hứng của triều đại Lê sơ. Tuy nhiên, Cựu đài chỉ tập ngoài âm hưởng buồn thương, sầu thâm, lạnh lẽo, cô đơn…, thể hiện năng lực thông cảm với nỗi đau thương của: đồng loại, cảm hứng nhân văn cao đẹp của văn chương trung đại, nhân tính phổ biến, vĩ đại của con người, còn có những,bài thơ. Được viết với tình điệu trong trẻo, hồn nhiên, đầy ý vị (Tự quân chi xuất lũ, Khuê trung tọa nguyệt, Khuê hước, Tân hôn hiểu, Đề mỹ nhân đồ..). Cưu đài thi tập trữ tình, thâm sâu, lắng đọng, ít đề cập đến thế sự, dân tâm…. một số ít bài viết về việc nhà vụa đi dẹp loạn, về tình cảnh của dân, về quan hệ của nhà thơ với “thị xã”, với bạn hữu… cũng cho tạ biết thêm chút ít về hình trạng của nhà thơ, tính chất của tập thơ. Cho đến nay, Nguyễn Húc và thơ Nguyễn Húc vẫn chưa được độc giả biết nhiều. Phần giới thiệu, tuyển chọn tác phẩm của “các tập sách văn học sử, từ điển văn học, tuyển tập thơ văn vẫn còn quá sơ sài, ít ỏi. Hy vọng rằng tập thơ đặc sắc, đầy cá tính sáng tạo và âm hưởng, phong cách độc đáo này sẽ sớm đến với đông đảo độc giả cả nước.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác