Pen and Journal | Pen, Journal, Empty notebook

Giới thiệu tác phẩm Tiễn Dặn Người Yêu

Pen and Journal | Pen, Journal, Empty notebook

Giới thiệu tác phẩm Tiễn Dặn Người Yêu

Truyện thơ dân gian của dân tộc Thái, có tên là Xống chụ xôn xao, dịch ra âm Việt là Tiễn dặn người yêu. Đây là một truyện thơ hay trong kho tàng truyện thơ của các dân tộc ít người, một tác phẩm lớn trong nền văn học Việt Nam. Truyện được dịch từ nguyên bản tiếng Thái.

Tiễn dặn người yêu trước đây được gọi là “trường ca”, một thể loại trường ca trữ tình của các dân tộc thiểu số, nay được giới nghiên cứu xếp vào loại. truyện thơ. Đó là một thể loại kết hợp giữa truyện dân gian và thơ dân gian, vừa tự sự, vừa trữ tình, vừa có khả năng phản ánh hiện thực đời sống và tâm trạng của con người trong sinh hoạt đời thường trên một quy mô lớn.

Về thời điểm xuất hiện của truyện, nếu căn cứ vào quy luật của các: mối quan hệ văn học dân gian với thực tại lịch sử và tiến trình phát triển thể loại truyện thơ thì Tiễn dặn người yêu ra đời sớm nhất cũng chỉ vào khoảng thế kỷ XV, dưới thời chúa Ta Ngần. Và có lẽ tác phẩm đã được hoàn thiện ở đỉnh cao nghệ thuật vào thế kỉ XVIII, là thời điểm cộng đồng dân tộc Thái chuẩn bị bước vào thời kỳ cận, hiện đại.

Về mặt văn bản, hiện có 3 bản dịch được công bố như sau :

  1. Bản 1957 do NXB Hội nhà văn ấn hành, có độ dài 1.631 câu, được Điêu Chính Ngâu sưu tập ở Quỳnh Nhai (Sơn La). Trước khi dịch, ông đã so sánh với một bản chép tay khác ở Nghĩa Lộ. 2. Bản 1958 là văn bản đã được Sở văn hóa Khu tự trị Thái Mèo (Tây Bắc) xuất bản tại Thuận Châu (Sơn La) dựa vào một bản chép tay ở Mai Sơn (Sơn La),„có đối chiếu với bản I957 và được nhóm Cầm Biêu, Hà Hem và Điêu Chính Ngâu sưu tập, hiệu đính. Bản này thiếu đoạn kết, không đủ đoạn đầu, và có lược bỏ một số đoạn.
  2. Bản 1960 có độ dài 1.846 câu thơ do Mạc Phi sưu tập, dịch và khảo dị, chú thích. Nguyên bản tiếng Thái về sau đã được phát hành năm 1962 trong khu vực. Đây nguyên là bản chép tay ở xã Thôm Môn, Thuận Châu (Sơn La), nơi được coi là một trung tâm văn hóa Thái Tây Bắc xưa kia. Trước khi tiến hành dịch ra tiếng phổ thông, Mạc Phi đã so sánh đối chiếu với các bản 1957, I958 và năm bản chép tay khác ở Thuận Châu, Mai Sơn, Mường La, thuộc tỉnh Sơn La. Sau đó ông còn trực tiếp hiệu đính lần cuối với sự tham gia của một số nghệ nhân nổi tiếng ngành Thái trắng (Tay khao) ở Mường Lay thuộc Lai Châu. So với bản 1957, bản này dài hơn 242 câu và là những câu thơ có giá trị, làm cho ý nghĩa và hình ảnh đoạn thơ trở nên tỉnh tế và sống động. Từ 1961, bản này được NXB Văn hóa Hà Nội ấn hành. Năm 1977, NXB Văn hóa dân tộc lại cho tái bản với lời giới thiệu của Mạc Phi. Đây là văn bản đã được sử dụng trong sách giáo khoa nhà trường phổ thông.Cốt truyện kể từ khi nhân vật Anh yêu và nhân vật Em yêu còn là hai bào thai, biết nhau từ trong lòng mẹ, được sinh ra gần như cùng một giờ, một ngày, một bản, rồi lớn lên đôi trẻ cùng chơi ở sàn hoa (hạn khuống) và cùng “rủ nhau” bước vào trường đời đau khổ.
Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Đinh Nhật Thận

Sự biến bắt đầu từ khi cha mẹ Em yêu chê anh nghèo, khăng khăng cự ‘ tuyệt và gả Em: yêu cho một gã con trai nhà giàu. Anh: yêu bến lẽn quay về nhà cũ, “cúi mặt nước mắt rỏ, ngẩng lên hàng lệ rưng”, còn Em: yêu thì cũng vô cùng đau khổ. Nàng cảm thấy “lời thắt buộc” của mẹ cha như “dao sắc chặt dong”. Nàng đành “nhắm mắt đưa chân” nhận người ta về ở “rể ngoài” rồi “rể trong” với tâm trạng buồn khổ, song vẫn mong manh hy vọng Ánh: yêu: sẽ có cách đổi thay số phận. Trước tình cảnh ấy, Anh yêu quyết lên đường đi tìm giàu sang để mong trở về chuộc lại người tình có “ngón tay thon lá hành, đôi mắt đẹp dài như lá trầu xanh”. Năm tháng trôi đi, “đã bảy mùa cá lũ trôi xuôi”, nhân vật Em yêu trông chờ đã hết thời gian :

Khi anh ra đi cải chia cảnh bướm

Khi anh trở về cải già đơm hoa.

Nhưng mặc cho “phép cả có gốc tùng, phép thiêng có gốc quế”, tình yêu cũng có cái phép riêng. Bất chấp nguy hiểm có thể đến với mình, Anh yêu chạy theo Em yêu. Cuộc tiễn dặn của đôi bạn tình khi đau đớn, khi phấn khích. Họ quyến luyến “hết mọi đường mọi nhế”. Trong cảnh ngộ ấy, họ vẫn thể nguyền :

Không lấy được nhau mùa hạ,

tạ sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ,

ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già.

Tình cảnh Em yêu ở nhà chồng chất thê thảm. Bởi vì : “Khi chưa lấy được người vồ vập, khi chưa đón về người xun xoe”, nhưng lấy được rồi, người nhủ : “Dâu ơi, xuống sàn ăn cám”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà nghiên cứu Phạm Huy Thông

Người còn xui con trai xuống đòn. Hắn “trợn mắt ra tay… vụt tới tấp”, đến nỗi “cơ khổ thân em bụi lấm chôn vùi”. Sau một thời gian, Em: yêu bị nhà chồng đuổi về vì trong tình cảnh éo le này, nàng chẳng bao giờ có thể làm vừa lòng nhà người ta. Nàng vừa về đến nhà, đã lại có người khác đến hỏi và lần này là một nhà quan. Cha mẹ bán đứt nàng cho họ. Lần này nàng càng bị phẫn, đến nông nỗi như người “ngẩn ngơ, vụng dại”. Họ không “tốn cơm” nuôi một “nàng dâu” như thế nhưng họ cũng không đuổi mà đem nàng ra chợ bán rao. Giá “Em yêu” ngày nào đáng vàng thoi bạc nén, bây giờ chỉ bằng một cuộn lá dong. May mắn thay, người đổi được nàng lại chính là người yêu cũ. .Họ nhận ra nhau nhờ chiếc đàn môi. Họ lại như “hoa sớm ngậm sương” và “hoa khẩm (hoa quý giá, nở lúc nửa đêm) cuối dòng nảy lá non tươi”.

Anh yêu tiễn người vợ cũ về họ hàng nhà ngoại. Anh yêu và Em yêu tổ chức lễ cưới, cảnh đoàn viên thật tưng bừng và cũng thật lạ lùng hiếm có trong văn học Việt Nam xưa nay.

Tiễn dặn người yêu là câu chuyện về tình yêu đôi lứa, c ngợi tình yêu tự do, chống lại mọi sự ràng buộc tỉnh thân, bày tỏ khát vọng đổi thay số phận người phụ nữ giữa đời thường, khi mà cái xấu đáng lên án lại được nêu lên thành cái chuẩn mực, cái tốt đẹp đáng được nâng niu trân trọng lại bị dập vùi. Có lẽ vì cái “lệ” ngược đời ấy đã trở thành phổ biến ở ngoài đời nên những tình cảm đây yêu thương con người và thái độ đòi hỏi con người phải được yêu thương đã trở thành ngọn nguồn cảm xúc tuôn chảy dào dạt, khiến cho mỗi khúc trong tác phẩm đều có thể được coi như là một khúc đoạn trường bi thiết, ai oán. Hơn thế, cái tên Anh yêu và Em yêu được đặt cho hai nhân vật chính trong tác phẩm và được cố định trên văn bản bằng chữ viết hoa đã nâng giá trị tư tưởng thẩm mỹ của tác phẩm, có sức khái quát cao. Phải chăng, sự miệt mài lao động và tranh đấu của con người trong cuộc sống, xét cho cùng thì cũng là để được gọi nhau bằng 2 tiếng Anh yêu và Em yêu. Truyện còn là một bức tranh: hiện thực bị thẩm lay động tâm ti của nhiều thế hệ từ ngày xưa và cho tới hôm nay.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ

Về mặt nghệ thuật, Tiễn dặn người yêu có kết cấu độc đáo, đầy kịch tính và có thí pháp hư cấu nghệ thuật; chân thực, sâu sắc trong phong cách dân gian trữ tình đằm thắm. Tiễn dặn người yêu là truyện trong thơ và là thơ trong truyện. Ở đây, ngôn ngữ kể chuyện đã được gọt giũa trở thành lời thơ đầy sức gợi cảm, có thể diễn tả được mọi chiều sâu tỉnh tế của thế giới tâm hồn con người, trong những trạng thái éo le phức tạp. Đó là thứ ngôn ngữ nghệ thuật dân gian Thái, thấm nhuần điệu tâm hồn Thái giữa cảnh vật thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc thật hùng vĩ và cũng thật ấn tượng.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top