Download this free HD photo of notebook, ink pen, notepad and page by David  Travis (@dtravisphd) | Study methods, Medical school studying, Medical  school

Giới thiệu nhà thơ Trần Anh Tông

Download this free HD photo of notebook, ink pen, notepad and page by David Travis (@dtravisphd) | Study methods, Medical school studying, Medical school

Tiểu sử nhà thơ Trần Anh Tông (1276 – 1320)

Nhà thơ Trần Anh Tông, tên thật là Trần Thuyên, sinh ngày l7 tháng Chín năm Bính Tý, niên hiệu Bảo Phù thứ tư (25.10.1276). Ông là vua thứ tư vương triều Trần, ở ngôi 2! năm (1293 – 1314). Làm vua ở thời hậu chiến, ông chú trọng việc khoa cử và công cuộc kiến thiết đất nước. Ông cũng quan tâm đến các mối quan hệ với Ai Lao, Chiêm Thành và giữ vững quyền tự chủ với nhà Nguyên, đồng thời tiếp tục để cao vai trò của Phật giáo, từng trực tiếp xin thọ tại gia Bồ tát giới và tổ chức xây chùa, khắc kinh Phật. Năm Giáp Dần (1314), ông lên làm Thượng hoàng, nhường ngôi cho Trần Mạnh (Minh Tông). Ông qua đời ngày 16 tháng Ba năm Canh Thân (24.4. 1320).

Tác phẩm của nhà thơ Trần Anh Tông

Tác phẩm có Thủy ván ty bút ngự tập và bài Thạch được châm, nhưng đều bị chính tác giả sai đốt trước lúc mất. Hiện còn 14 bài thơ chữ Hán chép trong các sách Đại Việt sử ký toàn thư, Trần triều thế phải hành trang, Toàn Việt thi lục, Việt âm thi tập, Hoàng Việt thi tuyển, Thánh đăng ngữ lục….

Số bài thơ còn lại của Trần Anh Tông có đến 6 bài đề vịnh các nhân vật lịch sử Trung Hoa. Có lẽ do thừa hưởng được tinh thần hào khí Đông Á mà ông có được cái nhìn tương đối độc lập trong cách đánh giá các nhân vật, sự kiện Bắc sử. Ông để cao công lao và đức độ Hán Cao Tổ, nhưng chủ yếu lại nhằm phản biện, hàm ý chê trách những Hán Văn Đế, Hán Vũ Đế, Hán Quang Vũ, Đường Túc Tông, Tống Độ Tông. Bài Tống Bắc sử An Lỗ Ủy, Lý Cảnh Sơn là cách nói bào chữa uyển chuyển, phù hợp với tình thế và tư thế dân tộc. Bài Chinh: Chiêm Thành chủ hoàn bạc Phúc Thành hạng khẩu (Đánh Chiếm Thành về, đậu thuyền ở cửa biển Phúc Thành) diễn tả nỗi niềm người cầm quân đánh trận phương xa trở về. Những bài thơ để vịnh cảnh vật và thắng tích như một vẻ động, một chùa Đông Sơn, một am Vân Tiêu biểu cảm cái nhìn yêu chuộng, hòa hợp với “thiên nhiên Phật”. Đáng chú ý có hai bài Ký Phổ Tuệ tôn giả – một bài 12 câu theo thể 4 chữ, một bài thất ngôn tứ tuyệt – bày tỏ cách hiểu về Phật giáo, lối sống thuận theo tự nhiên “đói ăn khát đống”, thậm chí gián cách mơ hồ, cảm nhận thấy giới hạn của Phật giáo và mỗi bản thể cá nhân rút cuộc vẫn tự soi nhìn, đối thoại với chính mình, Ức lai Phật pháp nguy như lũ – Độc đối hàn đăng lệ ám lưu” (Nghĩ thấy đạo Phật mỏng manh như sợi tơ – Một mình trước ngọn đèn lạnh, nước mắt thầm rơi). Có lẽ đây là một trong những tín hiệu của giai đoạn thịnh – vãn Trân bắt đầu ngả bóng và Trần Anh Tông cũng báo hiệu cho quá trình chuyển đổi căn cốt văn hóa từ thời đại quân chủ Phật giáo chuyển dần sang quân chủ – Nho giáo.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Lê Lựu

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top