Trang thơ Trần Dần - Trần Văn Dần (72 bài thơ, 17 bài dịch)

Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Trần Dần

Trang thơ Trần Dần - Trần Văn Dần (72 bài thơ, 17 bài dịch)

Tiểu sử nhà văn, nhà thơ Trần Dần

Nhà văn, nhà thơ Trần Dần, tên thật là Trần Văn Dần, sinh ngày 23.8.1926 mất ngày 17.1.1997, tại Hà Nội. Quê gốc: Tp Nam Định. Thuở nhỏ, ông học ở Nam Định. Hết năm thứ 4 bậc thành – chung, ông dời Nam Định, lên Hà Nội học tiếp tại trường tư thục Louis Pasteur và Văn lang cho tới khi đỗ Tú tài phần đái. Năm 1945, ông tham gia hoạt động cách mạng, sau đó nhập ngũ. Suốt,trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông vừa hoạt động văn nghệ, vừa tham gia các công tác kháng chiến : công tác địch vận, phụ trách tờ báo Sóng Đà của Trung đoàn 148, viết cho các báo, phụ trách Đoàn văn công Tổng cục Chính trị. Sau hòa bình (1954), ông làm việc ở tạp chí Văn nghệ quân đội, tiếp tục viết văn và dịch tác phẩm văn học.

Tác phẩm của nhà văn, nhà thơ Trần Dần

Tác phẩm chính : Người người lớp lớp (tiểu thuyết – 1954), Cách mạng tháng Tám (thơ, in trong Giai phẩm mùa xuân – 1956), Cách mạng tháng Tám (thơ, in chung – 1989), Bài thơ Việt Bắc (thơ – 1990), Cổng tĩnh (thơ – 1994). Và nhiều tác phẩm dịch : Những người chân đất (tiểu thuyết dịch), Giắc Vanhrơrát (tiểu thuyết dịch, 3 tập), Chàng Memét mảnh khánh (tiểu thuyết dịch, 2 tập), Căn cứ nguyên tử (dịch).

Trần Dân bắt đầu làm thơ từ những năm 1943 – 1944. Những bài thơ đầu tay của ông : Chiểu nướu trước của và Hồn xanh dị kỳ… được viết dưới ảnh hưởng và sự dìu dắt của Đinh Hùng. Nhưng cái mốc đầu trong đường văn chương của ông là từ khi báo Dạ đài (do Trần. Dần, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Địch chủ trương) số 1 ra đời năm 1946. Dự đài mới ra được một số thì kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Trần Dần đến với kháng chiến. Chính trong đời sống kháng chiến, quan niệm văn chương của ông có phần thay đổi. Ông hãng hái vẽ, viết các bài nhỏ, phục vụ kịp thời cho những nhiệm vụ trước mắt của cách mạng, đăng trên các báo : Sông Đà, Giải phóng Tây Bắc, Giải phóng biên giới, Quân đội nhân dân… Đầu chiến dịch Điện Biên Phủ, ông khởi bút viết Người người lớp lớp theo thể loại tiểu thuyết phóng sự. Tác phẩm được viết ngay trên đường hành quân và hoàn thành khi chiến dịch kết thúc. Lấy chất liệu từ chính chiến dịch mà ông và đồng đội tham gia, viết về môi trường ông thuộc, hiểu – người lính – và với một bút pháp khá hấp dẫn, Người người lớp lớp là một thành công nghệ thuật đặc sắc, có ý nghĩa. Đó là một trong những tác phẩm có giá trị của văn xuôi kháng chiến chống Pháp, một đóng góp đáng quý của Trần Dân. Sau đó, ông vẫn tiếp tục viết văn xuôi, song chưa có dịp xuất bản.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Huy Lượng

Sự nghiệp chính yếu của Trần Dần là thơ. Ông trước hết là một nhà thơ. Sau hòa bình 1954, ông sáng tác thơ nhiều hơn. Ở thơ, ông có những dụng công tìm tòi đáng quý nhằm đổi mới hình thức thơ. Với Bài thơ Việt Bắc được viết như thể thơ bậc thang, và tập thơ tiểu thuyết Cổng tĩnh từng được nhận Giải thưởng thơ của Hội nhà văn Việt Nam năm 1995, Trần Dần ít nhiều đã khẳng định được đóng góp của ông ở lĩnh vực: thơ, thông qua quan niệm và khát vọng đổi mới thơ của ông.

Cùng với sáng tác, Trần Dần cũng là dịch giả của hàng chục tác phẩm văn . học, trong đó có những bộ tiểu thuyết lớn có giá trị của văn học thế giới. Sự sắc sảo trong việc lựa chọn tác phẩm dịch,  vốn kiến văn và ngoại ngữ vững vàng, khả năng chuyển dịch nhuần nhị, tỉnh tế đã khiến các tác phẩm dịch của ông đạt đến độ “tín – đạt – nhã”. Những ấn phẩm dịch đã ghi nhận phần đóng góp tài hoa và có giá trị của ông.

Con đường văn chương của Trần Dần quả không thật suôn sẻ. Số lượng tác phẩm xuất bản cũng ít ỏi so với số lượng bản thảo được viết ra của ông và do vậy, việc đánh giá về văn nghiệp của Trần Dần không tránh khỏi khó khăn, bất cập. Dẫu vậy, chỉ với những tập văn – thơ đã được công bố, cũng đã có thể khẳng định phần đóng góp của Trần Dần với văn học nước nhà.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Hà Ân

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top