Trần Huy Liệu – Wikipedia tiếng Việt

Giới thiệu nhà văn Trần Huy Liệu

Trần Huy Liệu – Wikipedia tiếng Việt

Tiểu sử nhà văn Trần Huy Liệu

Nhà sử học, nhà văn Trần Huy Liệu, sinh ngày 5.11.1901. Quê gốc: làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông mất ngày 28.7.1969, tại Hà Nội.

Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, lúc nhỏ ông học chữ nho, sau học chữ quốc ngữ. Năm 17 tuổi, ông đã bắt đầu làm thơ yêu nước, viết báo. Với tài năng phong phú, đa dạng và bản lĩnh vững vàng, ông được quen biết và nổi tiếng, có uy tín cao với nhiều cống hiến xuất sắc trên các lĩnh vực hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, viết báo, sáng tác thơ văn, nghiên cứu sử học .

Tác phẩm của nhà văn Trần Huy Liệu

Lòng yêu nước nồng nàn và hoài bão dấn thân vào trường hoạt động xã hội đã được chàng trai trẻ Trần Huy Liệu sớm bộc lộ trong những trang thơ văn cảm tác đăng trên báo chí đương thời. Với những bút danh : Đầu Nam, Nam Kiểu, Côi Vị, Hải Khách, Ẩm Hậu, Kiếm Bút… ông trở thành nên quen thuộc với độc giả có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn chương yêu nước .và cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Những bài thơ trên cùng với những bài thơ sau này viết trong nhà tù thực dân Pháp (Côn Đảo, Sơn La, Nghĩa LẠ, Bá Vân) sau khi ông mất mới được tập hợp thành sách – tập Thơ Trần Huy Liệu, gồm 88 bài.

Ông cũng có hứng thú viết văn. Đó là những thiên tùy bút ký sự, hồi ký, tản văn, ghi chép… bộc lộ tâm tư ưu thời mẫn thế của mình, niềm cảm phục những tấm gương yêu nước trong lịch sư dân tộc, khắc sâu những sự kiện đáng nhớ trên các chặng đường đã gắn bó với nhân dân, với cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc. Những tác phẩm này vừa có giá trị tài liệu lịch sử quý giá, vừa có giá trị văn học : Một bầu tâm sự, Ngục trung ký sự, Câu chuyện chung, Hiến thân vì nước (1927). Anh hàng yêu nước (1920), Thái Nguyên khởi nghĩa, Côn Lôn ký sự (1935), Nghĩa Lộ vượt ngục, Nghĩa Lộ khởi nghĩa (1946), Dưới hầm Sơn La (1946), Mặt trận dân chủ Đông Dương (1960), Đảng thanh niên (1961).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, ông giữ cương vị Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc và sau hòa bình lập lại, năm 1957, ông trở thành hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam.

Tuy Trần Huy Liệu viết báo từ năm 17 tuổi, nhưng thật sự bước vào làng báo thì phải tính từ năm 1924, khi ông viết cho tờ Nông cổ mín đàm xuất bản Ở Sài Gòn. Những bài viết ngắn gọn, đanh thép, công kích chế độ thực dân Pháp với bút danh Nam Kiểu đã được công chúng tìm đọc hào hứng. Rồi ông xuất bản tập Ngòi bút sắt, tiếp tục công kích chính sách thuộc địa dã man, bần cùng hóa người lao động. Về làm chủ bút tờ Đông Pháp thời báo, Trần Huy Liệu đề xướng các cuộc vận động ảnh hưởng sâu rộng trong quốc dân đồng bào : đòi thả Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, tổ chức đám tang Phan Châu Trinh, hô hào thành lập Đảng thanh niên, cổ động bãi công, bãi khóa.

Trong những năm 1925 – 1926, Đóng pháp thời báo trở thành một trong những trung tâm của phong trào đấu tranh yêu nước và dân chủ lúc bấy giờ của Nam Kỳ.

Tiếp đó, ông làm chủ bút báo Pháp -Việt nhất gia (1927). Chỉ một thời gian, ông bị thực dân Pháp kết án 6 tháng tù ngồi vì “là tác giả các bài báo có tính quấy rối cuộc trị an”. Không chịu lùi bước, Trần Huy Liệu lập Cường học thư xđ, một kiểu NXB chuyên in và phát hành những sách có mục đích góp phần vào sự nghiệp độc lập, tự cường của dân tộc. Ông là cây bút xuất sắc nhất của Cường học thư xã.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Quang Triều

Sau khi mãn hạn tù Côn Đảo, ông từ bỏ Việt Nam Quốc dân Đảng mà ông là một yếu nhân, gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương (1936). Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông hoạt động công khai: tổ chức, biên tập hoặc làm chủ bút các tờ báo tiến bộ, cách mạng, tiếp thu ảnh hưởng của Đảng hay do Đảng lãnh đạo : như báo Đời mới, Tiếng vang, Kiến văn, Hồn trẻ, Tiếng trẻ, Tân xã hội, Thời báo, Thời thế, Tin tức, Đời nay…

Ngay trong nhà tù Sơn La, Nghĩa Lộ, Bá Vân, ông cũng là người sáng lập. các tờ Suối reo, Dòng sông Công, Con đường nghĩa… phát hành trong nhà tù để anh em chuyển tay nhau đọc. Thời kỳ tiền khởi nghĩa và sau Cách mạng tháng Tám, ông được Đảng phân công viết cho tờ Cứu quốc – cơ quan của Tổng bộ Việt Minh, làm Bộ trưởng Bộ tuyên truyền, Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Đại biểu quốc hội khoá I.

Từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp đến sau hòa bình lập lại, Trần Huy Liệu tập trung sinh lực và thời gian cho nghiên cứu sử học, phát huy văn hóa dân tộc. Ông làm Trưởng ban nghiên cứu văn-sử-địa (1953) và Viện trưởng đầu tiên của Viện Sử học (1959), phó Chủ nhiệm Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam. Từ đó cho đến khi mất, ông đã cho xuất bản các công trình sử học nổi tiếng như Lịch sử 80 năm chống Pháp (3 quyển – 1956 – 1960), Nguyễn Trãi (1969). Với tư cách là nhà sử học có những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, ông được Nhà nước ta phong học hàm Giáo sư, nước bạn Cộng hòa dân chủ Đức phong tặng danh hiệu Viện sĩ, được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1 -1996) về chuyên ngành khoa học xã hội.

Đọc thêm  Giới thiệu tác phẩm Hà Thành Thất Thủ Ca

Là một trí thức tiêu biểu cho tỉnh „hoa và khí phách, tài năng của dân tộc,  , Trần Huy Liệu đã tìm thấy con đường , đi của mình khi đến với cách mạng và . gắn bó với đời sống dân tộc. Hôm nay cũng như hôm qua, ông trở thành một tên tuổi quen biết, một nhân cách đáng j kính không chỉ ở trong nước mà cả trên trường quốc tế.

Tham khảo thêm tư liệu cácnhà văn, nhà thơ, tác giả khác 

Scroll to Top