Tiểu sử nhà văn Nguyễn Công Bật
Nhà văn Nguyễn Công Bật không rõ quê quán, năm sinh, năm mất. Ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Hình, dưới triều Lý Nhân Tông 1072-1128).
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Bật
Tác phẩm hiện chỉ còn bài văn bia Đại Việt quốc dương gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi (Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh của vua thứ tư nưỚc Đại Việt đương thời) – Nguyên tháp và chùa được Vu4 Lý Nhân Tông cho xây cất trên núi Long Đội (nay gọi là núi Đọi, thuộc Xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), thường gọi tắt là Bia tháp Sáng Thiện Diên Linh. Văn bìa được hoàn thành ngày ‘6 tháng 7 năm Tân Sửu (20.8.1221), đến nay vẫn còn.
Nội dung văn bia chủ yếu ca ngợi công đức vua Lý Nhân Tông và được chia làm hai phần. Phần đầu bằng văn xuôi chiếm số chữ chủ yếu trong văn bia. Đoạn văn mở đầu tập trung khái quát, khẳng định các nguyên lý Phật giáo như “cái diệu thể thì huyền tịch”, “cái cơ vi mầu nhiệm”, nhấn mạnh huyền thoại sự đời của Phật tổ và con đường hoằng dương Phật giáo. Tiếp theo là ghi chép về những giấc mơ lạ, điểm lạ khi mang thai và sinh hạ vua Nhân Tông vốn rất gần với kiểu tư duy của loại tiểu truyện các thiền sư và trong truyện cổ tích thần kỳ. đồng thời ghi chép các tài nâng, công tích.. Cửa nhà vua “ơn khắp có cây muống thú”: “Trên vừa trì yên trong nước dưới đường giúp đỡ lân bang”, “Nhân dân hòa hợp, trăm họ yên vui”… Đặc biệt bản văn thường xen kẽ những dẫn giải về sự suy tôn, ngưỡng von8 của nhà vua với Phật giáo như “Sách kinh nội điển tỉnh thông tới chỗ yếu huyền”, “khắc biển vàng để chốn Phạn cung”, “tôn” sùng đạo Phật”, “Bệ hạ dựng chùa thờ Phật để cầu phước thọ”–Tiếp đó là đoạn xác nhận nhà vua đã có côn tổ chức xây dựng chùa và mô tả vẻ đẹp của chúng bằng những lời lễ tượng trưng, hoa mỹ. Phần cuối là một bài minh gồm 87 câu thơ 4 chữ, nhằm tóm tắt lại nội dung phần văn xuôi, đặc biệt chú trọng nhấn mạnh huyền tích Phật tổ và nhà vua với tư cách người hoàng dương Phật giáo, hòa kết với chúng dân và xây dựng chùa. Điều đáng chú ý là sự tích Phật tổ thuộc thời XA xưa Ở Ấn Độ lẫn sự tích, công trạng: tài năng, ngoại hình nhà vua đương thời đều được cực tả, khoa trương “huyền thoại hóa” Ở mức độ cao. Vẻ hình thức tư duy, điều này rất giống phương thức truyền giáo thể hiện trong các tiểu truyện thiền sư ở sách Thiền uyển tập anh và phần lớn văn bia đời Lý.
Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh thuộc loại bia cổ và có số chữ nhiều nhất SO với các bia thời LÝ- Đây là tác phẩm có giá trị cả về tư liệu lịch sử lẫn bút pháp và hình thức tư duy nghệ thuật ở một thời đại.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác