Tiểu sử nhà văn Nguyễn Dậu
Nhà văn Nguyễn Dậu, sinh ngày 25.10.1930. Có tên thật là : Trương Mẫn Song. Các bút danh khác : Dã Nhị, Tiêu Giản, Thu, Song Yên. Quê gốc : huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây, nhưng ông sinh tại TP cảng Hải Phòng. Từ nhỏ, ông đã làm nhiều nghề kiếm sống. Từ tháng 1.1946, ông nhập ngũ làm liên lạc, sau đó theo học Trường thiếu sinh quân, Trường sĩ quan lục quân (Trung Quốc), Trường quân Y và cao xạ pháo… Sau hòa bình lập lại (1954), ông làm việc tại Phòng văn nghệ thuộc Tổng cục Chính trị, rồi biên tập viên tuần báo Văn nghệ, cán bộ sở văn hóa Hà Nội. Hiện nay trở về sống và viết văn tại Hải Phòng.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Dậu
Tác phẩm : Nữ du kích Cam Lộ (tiểu thuyết – 1955), Đôi bờ (tiểu thuyết – 1957), Mở hầm (tiểu thuyết – 1959), Ánh đèn trong lò (truyện ngắn – 1960), Vòm trời Tĩnh Túc (tiểu thuyết – 1962), Huệ Nga (truyện ngắn), Con thú bị ruồng bỏ (truyện ngắn – 1990), Nàng Kiều Như (tiểu thuyết – 1990), Rùa Hồ Gươm (truyện ngắn), Nhọc nhằn sông Luộc (tiểu thuyết – 1995). Hương khói lòng ai (truyện ngắn – 1996), Xanh vàng trắng đỏ đen (tiểu thuyết – 1997). Ngoài ra ông còn viết kịch (Tổ quốc tiến ra biển cả) và dịch nhiều tác phẩm : Truyện người da đen nước Mỹ, Quyển sách thấy ở Thuận Xuyên, Người bí thư xã, Dòng máu đầu tiên…
Đời viết văn của Nguyễn Dậu thật sự bắt đầu từ sau hòa bình lập lại (1954). Giai đoạn đầu ông vừa sáng tác, vừa dịch các tác phẩm văn học chủ yếu trên hai thứ tiếng Pháp và Trung Quốc, đồng thời dịch một số tác phẩm của Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng sang tiếng Trung Quốc. Sau hai cuốn tiểu thuyết đầu tay Nữ du kích Cam Lộ và Đôi bờ, Nguyễn Dậu đi thực tế dài hạn. Ông trở vẻ vùng công nghiệp, vùng mỏ là môi trường ông đã sống từ nhỏ và khá thuộc hiểu. Hai năm lao động thực thụ cùng với những người công nhân mỏ, ông cho ra đời hai tác phẩm : Ảnh đèn trong lò và Mở hầm (tập I), phản ánh hiện thực cuộc sống lao động sản xuất của vùng mỏ. Sau tai nạn sập hầm: lò, Nguyễn Dậu không thể tiếp tục lao động được ở vùng mỏ, ông trở về Hà Nội làm nhiều nghề để đảm bảo cuộc sống cho gia đình. Năm 1962, được sự giới thiệu của Hội nhà văn Việt Nam, Nguyễn Dậu lên làm công tác tuyên huấn tại mỏ thiếc Tĩnh Túc. Tiểu thuyết Vòm trời Tĩnh Túc được viết ở đây. Sau đó, một lần nữa Nguyễn Dậu trở về Hải Phòng (cùng với Châu Diên), lao động trong nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Vở kịch dài Tổ quốc tiến ra biển cả được ra đời trong những ngày lao động vất vả Ở nhà máy và lấy chất liệu hiện thực sống chính từ CuỘc sống của TP cảng và của nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Năm 1964, Nguyễn Dậu lại trở về Hà Nội và làm việc tại báo Văn nghệ. Càng với công việc biên tập và những việc sự vụ ở báo, ông vẫn tiếp tục sáng tác. Tiếc rằng sau đó, vì nhiều khó khăn, đường văn của ông bị gián đoạn. Sau 28 năm ngưng bút, cuối những năm 80, Nguyễn Dậu trở lại với văn đàn và dường như ngòi bút của ông lại khởi sắc. Ông viết đều, viết khỏe. Chỉ trong khoảng trên dưới 10 năm, Nguyễn Dậu đã có ba tiểu thuyết : Nàng Kiều Như, Nhọc nhằn sông Luộc, Xanh vàng trắng đỏ đen và ba tập truyện ngắn dày dặn Con thú bị ruồng bỏ, Rùa Hồ Gươm, Hương khói lòng ai (chỉ tính những tác phẩm đã được xuất bản). Có thể nói, Nguyễn Dậu đã thực sự hòa nhập được với văn đàn và là một trong những cây bút có độc giả hiện nay.
Nguyễn Dậu thành công và có sự đóng góp ở hai thể. loại : truyện ngắn và tiểu thuyết. Dễ nhận thấy, Nguyễn Dậu không mới, không sắc sảo ở nghệ thuật biểu hiện. Ông viết bằng bút pháp chân thực, cổ điển, có phần chừng mực. Mặt mạnh của ngòi bút ông là ở sự phong phú của chất liệu hiện thực, Ở những nghĩ suy, chiêm nghiệm và đặc biệt vẻ đẹp nhân văn lấp lánh trên từng trang sách và kết đọng lại trong ý tưởng nhất quán : lấy yêu thương, cứu vớt con người làm cứu cánh. Chính đó là điều khiến sáng tác của Nguyễn Dậu, đặc biệt những sáng tác trong những năm gần đây, có được sự mến mộ nhất định.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác