Tiểu sử nhà văn Nguyễn Khoa Chiêm (1659 – 1736)
Nhà văn Nguyễn Khoa Chiêm, tên tự là Bảng Trung, tước Bảng Trung hầu: (vào năm 1718 khi ông được thăng chức Cai bạ kiêm Phó đoán sự). Quê gốc : tỉnh Hải Dương. Ông nội là Nguyễn Đình Thân, thuộc hạ của Đoan quận công Nguyễn Hoàng theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế) từ năm 1558. Như vậy, ông nội Nguyễn Khoa Chiêm chính là một trong số hơn 1.000 thuộc hạ theo Nguyễn Hoàng vào trấn thủ nơi đây. Sau đó, Nguyễn Đình Thân nhập tịch ở huyện Hương Trà, nay thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế và đổi thành họ Nguyễn Khoa, nay là một đồng họ lớn còn được tiếp nối ở vùng Thừa Thiên – Huế.
Nguyễn Khoa Chiêm xuất thân nho học nhưng không thấy ghi đỗ đạt học vị gì, được bổ làm Thủ hạp, một chức quan nhỏ thuộc Xá sai ty, theo Lê Quý Đôn trong Phú biên tạp lực, chuyên giữ việc từ tụng văn án. Ông từng được cử ra Quảng Bình đốc suất quân sĩ đắp chính lũy. Năm 1710, ông được thăng chức Cai hạp ở Chính Doanh kiêm Trì bạ. Nhờ có nhạc phụ là Cai bạ Trần Đình Ân tiến cử, ông được chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu tin dùng. Năm 1715, ông được thăng chức Câu kê, kiêm Tri bạ, được dự bàn việc quân cơ. Năm 1718, ông được thăng chức Cai bạ, kiếm Phó đoán sự, tước Bảng Trung hầu. Năm 1724, ông được thăng chức Tham chính, Chánh đoán sự. Sau đó về trí sĩ ở quê nhà rồi mất, thọ 78 tuổi, được chúa Nguyễn tặng phong là Đại lý tự thượng khanh, tên thụy là Thuần hậu. Cuộc đời của Nguyễn Khoa Chiêm là cuộc đời của một công thần chúa Nguyễn. Ông đã hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách được chúa Nguyễn giao phó và liên tục được thăng chức, thăng tước.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khoa Chiêm
Nguyễn Khoa Chiêm là tác giả bộ Nam triển công nghiệp diễn chí viết xong vào năm 1719 dưới thời chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu. Tuy vậy, bản khắc in lần đầu lại diễn ra đưới triểu Nguyễn Gia Long vào những năm đâu TK XIX. Đương thời, mặc dù tác phẩm chưa được khắc in, song Đại Nam liệt truyện tiên biên, một bộ sử ký triều Nguyễn, đã từng viết : “Chiêm giỏi văn chương, từng làm sách Nam triêu công nghiệp diễn chí “. Như vậy bộ sách lúc đầu có tên như thế, nhưng . khi được khắc in lần đầu dưới triều Gia Long thì đổi tên là Việt Nam khai quốc chí truyện cho hợp với tên quốc hiệu Việt Nam mới được đăng quang ở đầu triều Nguyễn.
Tuân theo lệnh chúa Minh Vương Nguyễn Phúc Chu, Lại bộ thượng thư, Cai bạ, kiêm Phó đoán sự Nguyễn Bảng Trung soạn lại công nghiệp dựng nước của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, kể từ Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa năm 1558, đến chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), phản ánh giai đoạn lịch sử dài 130 năm theo kiếu chương hồi diễn chí. Tác phẩm gồm 30 hồi, dài ngắn khác nhau, kể chuyện các sự kiện Đàng Trong, Đàng Ngoài, các nhân vật, có xen đến 8 bài thơ thất ngôn, tứ tuyệt, 2 bài văn tế nhân. Tác phẩm mang một chủ đề khá rõ là nói về lịch sử “mở nước ` của họ Nguyễn, trần thuật các biến cố lịch sử từ chỗ đứng và cách nhìn nhận của một quan chức công thần chúa Nguyễn, dành những lời đẹp đẽ ca ngợi công lao đức độ các chúa Nguyễn. Tuy vậy, sự bao quát lịch sử ở đây vẫn giữ được tính khách quan của các sự kiện trên phạm vị cả nước, với sự hình thành ba thế lực ở ba vùng : họ Mạc, chính quyền Lê – Trịnh, chính quyền của chúa Nguyễn, sau đó là sự chia cắt và nội chiến Đầng Ngoài – Đàng Trong kéo dài suốt 50 năm với 7 trận đánh lớn ác liệt.
Dùng lối viết chương hồi, tác giả trên thực tế đã làm cho thiên ký sự trở thành một loại tiểu thuyết lịch sử, trong đó mô tả khá kỹ nhiều nhân vật lịch sử với những nét tính cách riêng biệt. Trịnh Tùng như một võ tướng có tài, lắm tham vọng và tàn bạo, từng quảng xác Lê Kính Tông ở sân triểu và rốt cuộc bị thuộc hạ bỏ ốm chết ở Cầu Đơ (Hà Đông). Nguyễn Hoàng như một người có bản lĩnh, biết khôn khéo an dân, chú trọng khai thác vùng đất mới. Chiêu Vũ Nguyễn Hữu Dật như một viên tướng hết lòng với sự nghiệp nhà chúa, giỏi thao lược. Ngoài ra, tác phẩm còn có những trang thuật chuyện về Đào Duy Từ, Phùng Khác Khoan và nhiều nhân vật khác.
Tác giả sử dụng nhiều chỉ tiết đắcdụng như ở chiến trường sông Lam (1660) có người lính giơ súng mà không bắn, vung kiếm mà không chém, ở trận Trấn Ninh (1672) có người lính bên Trịnh hai lần gọi to, báo cho lính Đàng Trong cách tránh đạn nổ, cách tránh diều lửa. Các chỉ tiết ấy cho thấy phần nào tính chất nội chiến của cuộc xung đột và phần nào bộc lộ tâm trạng những binh lính được huy động vào cuộc “huynh đệ tương tàn” này
Vẻ mặt nghệ thuật, đây là một tác phẩm viết bằng chữ Hán thông dụng, rất gần với Việt ngữ. Theo Hoàng Xuân Hãn thì “Tác giả vừa phát ý như viết bằng Việt ngữ, vừa diễn dịch ra Hán tự, phần lớn dịch theo từng chữ. Lối văn gần như bạch thoại, nhưng đó là một thứ bạch thoại Việt Hán. Ngược lại ta có thể dịch văn sách này ra Việt ngữ ngày nay theo từng chữ một, đề tài lập câu Việt ngữ, đời đâu TK XYVIH. Hoàng Xuân Hãn không coi Việt Nam khai quốc chí truyện là một bộ sử chính quy, nhưng cũng không cơi đó là một bộ tiểu thuyết hư cấu thực sự. Tác giả Hoàng Xuân Hãn viết : “Đối với những triểu chúa Nguyễn, sách này cũng có N giá trị tương đương với sách Hoàng Lê nhất thống chí đối với các triểu cuối Trịnh, đầu Nguyễn Tây Sơn. Huống chi tác giả đã vàng lời người trên mà soạn, mà người trên ấy có lẽ là chúa Minh
Vương thì tác giả không dám bịa những chuyện mà người đương thời không biết”. Tuy nhiên vì là truyện chí kế . thuật, nên tác phẩm chịu ảnh hưởng khá rõ ở tiểu thuyết diễn chí Trung Quốc như Tây du ký, Tam quốc chí ở những đoạn tả cảnh, bình luận so sánh nhân vật sự kiện. Điều đó chứng tỎ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc hồi ấy đã được lưu hành khá phổ biến ở xứ Đàng Trong. Tác phẩm cũng còn nhiều chi tiết thiếu chính xác như chỉ tiết về câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm và ‘hành trạng của Phùng Khác Khoan xuất hiện ở những thời điểm mà cả hai nhân vật ấy đã không còn tồn tại.
Nam triểu công nghiệp diễn chí ra đời trước Hoàng Lê nhất thống chí bày tám chục năm nên tác phẩm có một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Tác phẩm thuộc loại truyện chương hổi xuất hiện sớm của truyện ký chữ Hán thời trung đại.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác