Giới thiệu nhà thơ Tự Đức (1829 – 1883)
Nhà thơ Tự Đức, tên chính là Nguyễn Hồng Nhậm, còn có tên khác là Nguyễn Phúc Thì, con trai thứ hai vua Thiệu Trị, là vua thứ tư triều Nguyễn, lên ngôi năm 1848, niên hiệu Tự Đức, sau khi mất, miếu hiệu là Dực Tông. Ông sinh ngày 25 tháng Tám năm Kỷ Sửu (1829), mất ngày 16 tháng Sáu năm Quý Mùi (1882).
Tự Đức lên ngôi trong lúc đất nước có nhiều biến động, đảo lộn và cực kỳ rối ren. Về đối ngoại, việc ngoại giao với chính phủ Pháp liên tiếp thất bại. Lúc này quân Pháp đang ráo riết thực hiện âm mưu xâm chiếm nước ta và ý đồ đó đã: được báo hiệu bằng vụ nổ súng gây hấn ở Đà Nẵng, rồi ở Gia Định. So với vũ khí thô sơ của nước ta hồi đó, vũ khí tối tân của quân Pháp đã làm kinh hoàng tướng tá và quân lính triều đình. Việc giao thiệp với nhà Thanh cũng không có ích gì, vì họ cũng đang trong cảnh bê bối. Về đối nội, chỗ dựa chủ yếu cho kinh tế cả nước là nông nghiệp, song với công cụ sản xuất và kỹ thuật lạc hậu, thu nhập hàng năm không sao cung cấp đủ cho mọi khoản chỉ tiêu, nhà vua và các quan chỉ có cách bắt nông dân phải gánh chịu. Đã thế, Tự Đức còn cho xây Khiêm Lăng là lăng dành cho mình sau khi chết với quy mô đồ sộ hơn hẳn lăng vua đầu triều. Từ Nam chí Bắc, rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, làm chấn động dư luận cả nước, trong đó có cuộc khởi nghĩa Chày vôi phản đối việc xây dựng Vạn Niên Cơ, là khu lăng tấm còn mãi đến vạn năm nói trên. Còn ở biên giới phía Bắc, bọn phi dưới triều Mãn Thanh cũng thường kéo sang quấy rối. Trước tình hình trên, Tự Đúc không có cách giải quyết nào tốt hơn là tìm giải pháp từ sách vở thánh hiền, và từ sự thành bại của các vua tiền triều hoặc từ trong sử Trung Hoa. Cũng như các vua Nguyễn, Tự Đức không có ý định hướng tầm nhìn về phía văn minh Âu Tây mà phần nào ông đã được nghe và được thấy trên đất nước mình nhờ vào một số triều thần có đầu óc duy tân như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ… tâu bày và thực hiện. Đất nước cứ mất dần vào tay quân Pháp, từ 6 tỉnh miền Nam năm 1867, cho đến Bắc Kỳ năm 1882, rồi đến lượt cả nước phải nhận quyền bảo hộ của Pháp vào năm 1884. Nhà vua phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong thất bại đau đớn này, mặc dù ông là vị vua thông minh, siêng năng học tập và chuyên lo việc nước. Ông rất chú trọng đến việc học hành và thi cử trong cả nước, mở thêm các khoa thi nhã sĩ và cát sĩ để chọn người tài cử vào viện Tập hiền. Tiếc rằng, việc học hành thi cử ở trong nước không thể đào tạo được nhân tài đủ để ứng phó hữu hiệu với tình thế mới.
Tác phẩm nhà thơ Tự Đức (1829 – 1883)
Tác phẩm để lại có : Ngự chế văn tập gồm ba tập in năm 1876, Ngự chế thi tập gồm ba tập in năm 1877, Việt sử tổng vịnh tập và Cơ dự tự tỉnh thi tập Ngự chế văn tập gôm các bài dụ, châm, minh, luận, tán, ký, văn tế, từ, phủ, câu đối… dụ bảo công việc, khuyên răn các quan chăm lo triều chính, bàn về chính và tà, tế thần, mừng thọ, v.v… ít tính văn học. Ngự chế thi tập gồm thơ vịnh cảnh vật, cảm nghĩ về non sông, vịnh nhân vật lịch sử, xướng họa với sứ thân và bề tôi, thơ ban cho các bề tôi nhằm khích lệ họ làm tròn phận sự. Việt sứ tổng vịnh tập gồm 212 bài thơ vịnh các nhân vật lịch sử Việt Nam từ vua quan, phi tần, văn thần võ tướng, kẻ trung người nịnh, cùng nhiều điều hay việc dở. Mỗi bài vịnh đều có nhận xét riêng, như lên án vua Giản Định do dự dẫn đến thất bại ở trận Bô Cô (bài Bỏ Có chiến) để đến nỗi sau đó phải xin giảng hòa với giặc Minh (bài Thành nam minh : giao ước ở phía nam thành), phê phán vua Lê Tương Dực bắt dân đi phu xây dựng lâu đài (bài Cửu trùng đài), v.v… Cơ dư tự tỉnh thi tập gồm 56 bài thơ làm trong lúc suy ngẫm về mình, đúng với tên sách là “tự tỉnh” và gồm cả nhiều bài thơ làm trong lúc thư nhàn, trùng đề tài với nhiều bài thơ đề vịnh, vịnh sử, cảm tác… trong ba tập thơ kể trên. Riêng phần thơ về “tự tỉnh”, tác giả chân thành tự nhận định, tự đánh giá, tự trách mình. Ông có chí và gắng sức trở thành một vua giỏi, ra tay chấn chỉnh triều chính cho đất nước yên ồn, song lực bất tòng tâm. Ông thành khẩn nhận lỗi, cầu xin trời thương bởi tin rằng đất nước gặp tai họa là do người trị vì thiếu đúc, theo quan niệm “thiên nhân hợp nhất” (trời với người là một). Tâm trạng mâu thuẫn, bế tắc của nhà vua trước biến đổi khôn lường của thời cuộc thể hiện rõ ở chất lượng mảng thơ này, trong đó có nhiều bài khiến bạn đọc ngày nay thông cảm hơn là lên án ông (như bài Hư sinh : Sống uống).
Thơ văn chữ Hán của Tự Đức ít bài thanh thản, nhàn tản nhẹ nhõm, mà phần nhiều liên quan đến công việc và tâm sự. trong đó quý nhất là lòng chân thành đối với việc nước, quan tâm tới bề tôi và hoàng tộc, đồng thời cũng cho thấy bi kịch của một vị hoàng đế trong giai đoạn cáo chung của triều đại phong kiến trước bước ngoặt lớn của lịch sử. Bài thơ tình duy nhất và nổi tiếng được dư luận biết đến là bài Khóc Bằng Phi tuy là Nôm song cũng có thể tiêu biểu cho nghệ thuật thơ ông. Đó là sự giản dị, dễ hiểu và chân chất. Cũng nhờ nhà vua yêu và sành thơ nên sinh hoạt thơ đương thời ở Huế sôi nổi qua hoạt động của Tùng văn thi xã.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác