journal and pen - Skybound Coaching & Training

Giới thiệu tác giả Vi Huyền Đắc

journal and pen - Skybound Coaching & Training

Giới thiệu tác giả Vi Huyền Đắc

Nhà viết kịch Vi Huyền Đắc có bút danh là Giới Chi. Ông sinh ngày 18.12.1899, mất ngày 10.08.1976 tại Hà Nội. Quê gốc: Trà Cổ, tỉnh Quảng Ninh. Bố làm nghề kinh doanh, thầu khoán về đường sá, mỏ. Vị Huyền Đắc tốt nghiệp thành chung ở Hải Phòng và học Trường mỹ nghệ Hà Nội. Vào Sài Gòn, ông làm lái xe một thời gian, rồi trở ra Bắc, thừa kế tài sản và nghề nghiệp của bố, đồng thời bắt đầu viết văn. Năm 1954, ông lại vào Nam, sống bằng nghề dịch thuật, viết văn và dạy học. Một thời kỳ, ông làm Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu và Phó chủ tịch Hội văn bút miền Nam dưới thời Mỹ ngụy.

Tác phẩm của tác giả Vi Huyền Đắc

Tác phẩm đã xuất bản : Uyên ương (1927), Hoàng Mộng Điệp (1928), Hai rối tân hôn (1929), Nghệ sĩ hôn (1932), Kinh Kha (1934), Kim tiên (1937), Ông kỹ cóp (1938), Lệ Chí Viên (diễn lân đầu tại Hà Nội – 1934), Khóc lên tiếng cười (diễn lần đầu tại Hà Nội – 1943), Thành Cát Tư Hãn (1956)… 

So với các tác giả viết kịch cùng thời, Vị Huyền Đắc là người có nhiều đóng góp có giá trị cả về số lượng kịch bản và nghệ thuật kịch. Tên tuổi của ông gắn liền với một số vở kịch nói tiêu biểu trong những năm đầu thế kỷ như Kim tiền, Ông ký cóp, Uyên ương, Hoàng Mộng Điệp, Hai tối tân hôn, Kinh Kha…

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Anh Đức

Sáng tác của Vi Huyền Đắc có thể chia – làm hai giai đoạn : Trước 1930, với những vở kịch thiên về việc chấn hưng đạo đức, bảo vệ luân lý và lễ giáo phong kiến trong phạm vi gia đình. Sau 1930, đề tài kịch được mở rộng hơn, không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ gia đình mà mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nếu ở Uyên ương, cốt truyện và xung đột kịch được xây dựng một cách đơn giản, chỉ xoay quanh mối tình của hai nhân vật Ngọc Hồ và Cẩm Hà, thì đến Kim tiền, từ vấn đề đặt ra, từ xung đột kịch, kết cấu kịch đến nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch… đều mang sắc thái mới, đa dạng, phong phú và sâu sắc hơn. Vị Huyền Đắc đã xây dựng vở kịch trong bối cảnh xã hội những năm 1930 – 1945, bắt đầu từ mâu thuẫn giữa cha – con, vợ – chồng rồi được đẩy dần lên thành xung đột giai cấp và cuối cùng kết thúc bằng cái chết của kẻ giàu có, độc ác (Trần Thiết Chung). Đó cũng là cái giá phải trả cho những kẻ chỉ biết sống vì tiền, coi thường luân lý, đạo đức. Kim tiền cho thấy ở Vi Huyền Đắc có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức xã hội cũng như về nghệ thuật viết kịch. Nhân vật có cá tính và đầy đặn hơn. Ngôn ngữ giàu kịch tính và hiện đại hơn. Xung đột kịch cũng căng thẳng và quyết liệt hơn. Cùng với Kim tiên, Ông ký cáp là vở kịch đã kích vào lễ giáo phong kiến, tuy chưa hoàn toàn triệt để nhưng cũng góp thêm tiếng nói vào việc ủng hộ quan niệm mới về tự do hôn nhân.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Ngô Thị Kim Cúc

Vi Huyền Đắc viết nhiều, nhưng Kim tiền và Ông ký cóp được coi là hai vở kịch thành công hơn cả. Trong số các nhà viết kịch xuất hiện trong những năm đầu thế kỷ XX, không thể không nhắc tới Vi Huyền Đắc.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top