DƯ THỊ HOÀN người trốn chạy đám đông | LÊ THIẾU NHƠN

Giới thiệu nhà thơ Dư Thị Hoàn

DƯ THỊ HOÀN người trốn chạy đám đông | LÊ THIẾU NHƠN

Tiểu sử nhà thơ Dư Thị Hoàn 

        Nhà thơ tên khai sinh là Vương Oanh Nhi ( thường được gọi thân mật là Oanh). Sinh ngày 1.8.1947. Quê gốc : Quảng Tây, Trung Quốc. Dân tộc Hoa.

        Sau khi tốt nghiệp cấp IIII (hệ trung học phổ thông cũ), Dư Thị Hoàn đi làm thợ may, rồi thợ điện. Gần đây bà hoạt động thương nghiệp, là Giám đốc công ty TNHH Huệ Hoa, TP Hải Phòng.

Tác phẩm nhà thơ Dư Thị Hoàn 

        Dư Thị Hoàn yêu thơ từ nhỏ, nhưng mãi đến năm 1978 mới bước vào làng thơ với ba bài thơ in trên tuần báo Văn nghệ số 1244 ngày 5.9.1987. Và lập tức, gây được sự chú ý của người đọc. Âm thứ cuối của của bút danh (Hoàn) là sắp xếp lại thứ tự các con chữ của tên Oanh, thêm vào dấu huyền : Dư Thị Hoàn, phải chăng như có người giải thích nghĩa là Cái Oanh Thừa, hàm chỉ: một số phận lỡ thừa thêm thắt, được chăng hay chớ ?

       Tác phẩm thêm vài bài nữa sau mấy bài thơ trình làng, cuối năm 1988, cho ra đời tập thơ đầu tay : Lối nhỏ, tập hợp 43 bài sáng tác trong khoảng thời gian từ tháng 1/1987 đến tháng 6/1988. Như tác giả tự bạch : “Tất cả những gì muốn trình bày đã được thể hiện trên những trang thơ”, tập thơ trữ tình này thể hiện khá sâu sắc thân phận cùng hoàn cảnh đặc biệt của bà – một người Việt gốc Hoa, nặng lòng với đất nước và con người Việt Nam, đã tự nguyện ở lại làm “giọt máu sẻ chia miền đất xa……” Lam lũ, bươn trải làm việc nặng nhẹ, vất vả và cuối cùng tìm thấy hạnh phúc riêng : Bà lấy chồng, có 2 con trai, trong khi mẹ và các em của mình về quê gốc sinh sống – nơi “bên kia bờ biển… Rực ánh đèn thâu đêm nê ông” Gia đình bà đầm ấm, đùm bọc “thương nhau xì xụp bát canh bầu ám khói” trên “Dải đất này chao đảo”. Bằng thơ, bà tâm sự với bạn bè về quyết định hệ trọng này, về việc đam mê làm thơ bằng tiếng Việt :

Nếu mai  sau 

Bài thơ được chắp cánh bay cao

Bằng lao động kiệt cùng

Chị sẽ đền ơn mẹ

Và lúc đó đừng ngạc nhiên các em nhé

Nếu chị không dùng tiếng mẹ đẻ

Nếu bài thơ viết bằng ngôn ngữ

Của một dân tộc đan khổ

Mẹ và các em đã rời bỏ, lìa xa…

(Bức thư người Hoa, 1987)

Ở vào hoàn cảnh này,Dư Thị Hoàn có phần giống với bậc đàn anh, tiền bối – nhà thơ Hồ Dzếnh, cùng là người Việt gốc Hoa, tác giả tập truyện ngắn thơ hồi ký Chân trời cũ (1942) đậm đà quyến luyến đất Việt, không nguôi nỗi nhớ dai dẳng về quê gốc và người thân bên ấy. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Lê Quang Bí

        Trong làm thơ, Dư Thị Hoàn có lẽ chỉ chú trọng đến cấu tứ là chính, thiên về hướng nội, từ mình. Cả bài thơ như là những lời thốt ra tự nhiên, trong một tâm trạng đầy ưu tư, lặng lẽ, với cách quan sát chăm chú, nhẩn nha trên cơ sở đối chiếu, so sánh trong/ngoài, xưa/nay, nọ/kia v.v… ẩn trong tư duy, nếp nghĩ của nhà thơ là một sự kìm nén, nhẫn nhục, cam chịu xót xa, cay đắng, nhưng vẫn tự nhủ vượt lên sự phũ phàng, thất thiệt, vất vả để trụ vững trong cuộc mưu sinh, làm người lương thiện. Chủ thể trữ tình trong thơ bà thật độ lượng, nhưng cả nghĩ, không bỏ qua những cái người khác ít để tâm, tưởng như “chuyện vặt”, nhưng xem chừng- qua một góc nhìn khác – có thể giúp ta bừng ngộ, soát xét lại mọi điều hệ trọng chăng : 

Mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ

Bút viết xong không đậy nắp bao giờ

Ôi anh yêu, lơ đãng đến là

Con trai rừng của em… 

Tết cả rồi sẽ qua đi, qua đi

Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng

Nếu không có một lần…

Một lần như đêm nay

Sau phút giây 

Êm đềm trên ghế đá

Anh không cài lại khuy áo ngực cho em”

(Tan vỡ, 1987)

        Trong tâm tứ thơ của bài được dồn vào máy câu kết đã gây bất ngờ, đem lại cho người đọc một nhận thức đột biến, thức dậy sự khám phá sâu hơn về bản thể con người. . .

Đọc thêm  Giới thiệu Bà Huyện Thanh Quan

         Tất nhiên, không phải lúc nào Du Thị Hoàn cũng thành công khi dồn tính lực cho cấu tứ. Có khi, bà để lộ những sơ suất, vụng về trong lời, dùng từ ngữ; và nếu tứ thơ nhạt, cũ thì bài đó chắc chắn ít có ấn tượng.

         Là một tài năng thơ độc đáo, tuy hiện diện muộn, đột xuất, Dư Thị Hoàn vẫn thu hút sự cảm tình của độc giả. Tập thơ thứ hai Bài mẫu giáo sáng thế được ¡in năm 1993, vẫn tiếp tục mạch viết hướng nội, kiệm lời, chú trọng tìm từ so sánh, những ảnh hưởng tương đồng hoặc tương phản đặt cạnh nhau, để người đọc tự rút ra những cảm nhận, nghĩ suy độc lập.

          Tuy sáng tác không nhiều, Dư Thị Hoàn là gương mặt thơ nữ người dân  tộc, rất đáng trân trọng.

Scroll to Top