Tiểu sử nhà văn Xuân Cang
Nhà văn Xuân Cang, sinh ngày 25.12.1932, tên khai sinh là Nguyễn Xuân Cang. Quê gốc: xã Phú Thụy, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.
Ông từng làm trong quân ngũ, làm liên lạc, thợ tiện, thợ: lò, trinh sát pháo binh, từng là Tổng biên tập báo Lao động, Ủy viên BCH Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa V, VI, Chủ tịch Hội đồng văn học công nhân, Giám đốc NXB Lao động, Ủy viên Ban thư ký Hội nhà báo (khóa IV), Ủy viên BCH Hội nhà văn (khóa 4), Ủy viên Đảng ủy khối Dân vận TƯ (khóa III).
Tác phẩm nhà văn Xuân Cang
Các tác phẩm chính : Suối gang (tiểu thuyết – 1960), Lên cao (truyện ngắn – 1962), Đôi cánh (bút ký – 1967), Những vẻ đẹp khác nhau (truyện ngắn – 197Ị), Trước lửa (tiểu thuyết – 1983), Hạt máu (ghi hồi ký – 1970), Chặng đường nóng bỏng (ghi hồi ký – 1985), Dấu vết khác thường (truyện ngắn – 1982), Những ngày thường đã cháy lên (tiểu thuyết – 1987), Con bê mùa thu tàng (tiểu thuyết – 1990), Dấn thân (tiểu thuyết – 1992).
Ông đã được các Giải thưởng : Giải Nhất cuộc thi bút ký báo Văn nghệ năm 1960 (với tác phẩm Những người thua trận đáng yêu), Giải Ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ (với truyện Gương mặt cuộc đời – 1967), Tặng thưởng văn học để tài công nhân – Tổng liên đoàn Lao động: lần 1 (1969 – 1971), lần 2 (1972-1974), Giải Ba cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn Nghệ quân đội (truyện Cơn bão), Giải thưởng tiểu thuyết Hội nhà văn TP Hồ Chí Minh và báo Công an TP Hồ Chí Minh (tiểu thuyết Dấn thân).
Từ người thợ yêu thích văn chương, qua quá trình phấn đấu bền bỉ, Xuân Cang đã trở thành một nhà văn chuyên nghiệp. Sáng tác của Xuân Cang thời kỳ đầu chủ yếu viết về người lính trở về, người thợ trong xây dựng đất nước. Là một trong những nhà văn đầu tiên sớm đến với đề tài công nhân, song những sáng tác của Xuân Cang thời kỳ này còn đơn giản, chưa thực sự tạo được ấn tượng sâu sắc trong người đọc.
Ngòi bút của Xuân Cang trong thời kỳ đổi mới quan tâm đến “Những ngày thường cháy lên” bằng một cái nhìn có chiều sâu hơn, cuộc sống hiện ra phức tạp, đa tầng hơn. Nhiều trang văn của Xuân Cang thời kỳ này đã thể hiện khả năng phân tích tâm lý khá tinh tế và nhạy bén.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác