Tiểu sử nhà thơ Xuân Hoàng
Nhà thơ Xuân Hoàng, sinh ngày 15.11.1925, tên thật là Nguyễn Xuân Hoàng. Bút danh khác: Minh Thi. Quê gốc: xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Học hết bậc trung học năm 1945, ông theo cách mạng làm nghề dạy học, làm cán bộ văn hóa; làm văn nghệ ở Liên khu IV. Từ sau 1954, ông là Trưởng phòng văn nghệ Ty văn hóa Quảng Bình. Từ 959, ông công tác tại NXB Văn học. Năm I963 ông trở về địa phương, làm Hội trưởng Hội văn nghệ Quảng Bình. Sau 1965, ông làm Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch Hội văn nghệ Bình Trị Thiên.
Tác phẩm nhà thơ Xuân Hoàng
Tác phẩm : Tiếng hát quê hương (thơ, in chung – 1959), Du kích sông Loan (trường ca – 1963), Miền Trung (thơ – 1967), Hương đất biển (thơ – 1971), Biển và bờ (thơ – 1974), Dải đất vàng trời (thơ – 1976), Về một mùa gió thổi (thơ – 1983), Quãng cách lặng im (thơ – 1984), Thời gian và quảng cách (truyện – 1990), 100 bài Xonê (thơ – 1991), Thơ tình giữa Huế (thơ – 1995), Âm tưng thời chưa xa (hồi ký – 1996). Xuân Hoàng thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Có thể nói, ông là một nhà thơ chuyên nghiệp đi kháng chiến và kháng chiến chuyên nghiệp bằng thơ. Với ý thức nhập cuộc, Xuân Hoàng sống hết mình và làm thơ trực tiếp phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc. Những vùng đất ông từng qua, những người anh hùng kháng chiến ông từng gặp, những sự kiện ông sống trải trong kháng chiến, đều được Xuân Hoàng cần mẫn, hào hứng đưa vào thơ. Thơ Xuân Hoàng giai đoạn này, do – vậy, phản ánh kịp thời những mảng hiện thực tươi mới của đời sống. Nó bộn bề chất liệu hiện thực nhưng mỏng manh, thiếu hụt phần cảm xúc, chất liệu tâm hồn. Đặc điểm này cũng còn thấy ở cả những tập thơ sau đó, trong mạch thơ chống Mỹ và nối dài cho đến tập Dải đất từng (rời (1976).
Tuy nhiên, đến giai đoạn này thơ Xuân Hoàng đã có những chuyển đổi : cảm hứng thơ đã mở rộng hơn về nhiều chiều, nhiều khía cạnh của đời sống, hiện thực cuộc sống vào thơ đã bớt phần thô sượng, ở phần nào đã được tính lọc qua cảm xúc, tâm trạng : tứ thơ sắc sảo hơn, hình tượng thơ đọng hơn. Ở giai đoạn này, Đồng Hới và phần thơ viết về vùng quê ngoại, về quá khứ của Xuân Hoàng là những bài thơ gan ruột, có sức vang vọng sâu trong tâm tình người đọc. Sau 1975, Xuân Hoàng có dịp được đi dọc theo những miền đất của tổ quốc vừa được giải phóng. Cảm hứng sáng {tạo mẹ rộng, phong phú hơn và cùng với nó l¡ những nét mới trong việc tìm tòi nghệ thuật biểu hiện, Tập thơ Về một màu gử thổi được viết sau chuyến đi này mang nghĩa dấu nối ghi nhận bước chuyển đổi giữa hai giai đoạn trong thơ Xuân Hoàng. để có những chuyển đổi mạnh mẽ, sau đó từ tập Quãng cách lặng im. Bớt dân chất tự sự, thơ Xuân Hoàng bắt đầu nghiêng theo hướng gia tăng chất liệu tâm hồn, thơ đi vào chiều sâu của tâm tư, của chiêm nghiệm và suy tưởng. Tuy nhiên, để có những chuyển đổi thực sự trong thơ đòi hỏi nhà thơ phải nỗ lực rất lớn để vượt qua bút pháp sử thi đã ổn định trong nhiều thập kỷ.
Những năm gần đây, cùng với thơ, Xuân Hoàng còn viết hồi ký. Với tư cách nhân chứng trung thực của thời đại, Xuân Hoàng với Âm vang thời chưa xa đã có một cái nhìn mang ý nghĩa tổng kết cả cuộc đời hoạt động cách mạng và văn học bền bỉ, thành tâm của mình. Âu đó cũng là một lời nhắn gửi tâm huyết hữu ích của một thế hệ cảm bút đàn anh với thế hệ trẻ tiếp nối – xét trên cả hai mặt thành và bại.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác