Bảo vệ luận văn thạc sĩ là giai đoạn sau khi học viên hoàn thành chương trình học của mình. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bạn thiếu các kỹ năng thuyết trình cũng như “lơ là” trong khâu chuyển bị, khiến buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ thất bại hay kết quả không được như mong muốn. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Luận văn 24 xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong cách bảo vệ luận văn thạc sĩ hiệu quả nhất.
1. Quy trình và thủ tục khi bảo vệ luận văn thạc sĩ
Trước khi đến với phần kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ, các học viên cần phải tìm hiểu qua quy trình và các thủ tục cần chuẩn bị trước khi bảo vệ luận văn. Thông thường, quy trình bảo vệ luận văn thạc sĩ sẽ gồm 2 phần đó là công tác chuẩn bị trước và sau buổi bảo vệ luận văn, cụ thể như sau:
Trước ngày bảo vệ luận văn thạc sĩ 20 ngày ( kể từ ngày bảo vệ), học viên sẽ phải hoàn thành hồ sơ bao gồm các giấy tờ liên quan đến viện đào tạo sau đại học:
- Đơn xin bảo vệ luận văn thạc sĩ hoặc giấy đề nghị của giảng viên hướng dẫn cho phép bảo vệ luận văn.
- Lý lịch của học viên có dấu xác nhận của cơ quan chủ quản
- Chứng chỉ ngoại ngữ bản sao (công chứng )
- Bằng tốt nghiệp đại học bản sao (công chứng )
- Luận văn đóng bìa mềm.
Sau khi bảo vệ luận văn thạc sĩ:
- Chỉnh sửa luận văn lần cuối theo yêu cầu của hội đồng
- Nộp luận văn và CD lưu file luận văn đến viện đào tạo sau đại học.
Lưu ý: Quy trình và các thủ tục giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ bảo vệ luận văn thạc sĩ có thể thay đổi, bởi còn tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng trường đại học và đơn vị đào tạo.
2. Một số kinh nghiệm trong cách bảo vệ luận văn thạc sĩ
2.1. Giai đoạn chuẩn bị cho buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ
Đây là giai đoạn rất quan trọng, bởi buổi bảo vệ luận văn có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn chuẩn bị. Do đó, bạn cần chú ý một số việc như sau:
- Chuẩn bị slide bảo vệ luận văn thạc sĩ cho bài thuyết trình thật bắt mắt, có thể sử dụng các hiệu ứng hình ảnh cho phong phú. Thông thường, sẽ cần chuẩn bị khoảng 30 – 35 slides cho bài nói.
- Trước ngày bảo vệ, nên chạy thử Powerpoint thuyết trình luận văn thạc sĩ và tập dượt thuyết trình, với mục đích hoàn thiện bài nói cũng như có các hiệu chỉnh phù hợp. Việc chạy thử slides, cũng giúp bạn tránh được những sự cố ngoài ý muốn như lỗi hình ảnh, phông chữ, phần mềm bị lỗi,…
- Chuẩn bị và kiểm tra kỹ máy tính cá nhân, đảm bảo có đủ các tài liệu phục vụ cho bài thuyết trình và có các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, các học viên cũng nên kiểm tra đầu kết nối với máy chiếu hoặc đầu chuyển đổi để kết nối với máy tính.
- Cuối cùng, đây là một trong những kinh nghiệm trong cách bảo vệ luận văn thạc sĩ mà các bạn nên chú ý, tập dượt bài nói nhiều lần, nhớ thứ tự slides và các bảng biểu để đề phòng trường hợp khi thầy cô yêu cầu chiếu lại. Bên cạnh đó, hãy lên các tình huống có thể xảy ra trong buổi bảo vệ.
2.2. Tiến hành bảo vệ luận văn thạc sĩ
Thời lượng dành cho mỗi phiên báo cáo luận văn thạc sĩ thường là 60 phút và được phân bổ như sau:
- 15 phút đầu: Học viên thuyết trình bài luận văn thạc sĩ. Vì chỉ có 15 phút để trình bày vấn đề, nên cần nói thật ngắn gọn và xoáy vào đúng trọng tâm vấn đề.
- 15 phút kế tiếp: Các thầy cô trong hội đồng sẽ nhận xét và đặt câu hỏi.
- 30 phút cuối: Học viên chuẩn bị câu trả lời, sau đó trả lời câu hỏi và phản biện.
Chi tiết cách bảo vệ luận văn thạc sĩ, báo cáo luận văn thạc sĩnhư sau:
2.2.1. Giới thiệu bản thân và đề tài
- Giới thiệu thật ngắn gọn.
- Ví dụ: Chào hội đồng, em tên là Nguyễn Văn A, hôm nay em xin trình bày vấn đề Quản lý các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng.
- Việc dẫn dắt vào đề tài khóa luận của mình cũng rất quan trọng vì đó cũng chính là điểm nhấn đầu tiên mà bạn có thể tạo ra cho người nghe. Hãy tận dụng luôn lời mở đầu luận văn thạc sĩ mà bạn đã soạn ra trong bài luận của mình để vào chủ đề một cách tự nhiên nhất.
2.2.2. Khi thuyết trình
- Trình bày thật tự nhiên, nên dựa vào các ý bạn đã vạch ra trong slides để nêu ra các luận điểm, lý luận và ví dụ để chứng minh cho luận điểm đó. Đặc biệt, không nên chăm chú đọc slide mà nên diễn giải theo cách hiểu của mình.
- Khi nói thì không nên nhìn xuống đất hay nhìn lên trần nhà.
- Sử dụng linh hoạt các từ nối hay câu dẫn chuyển từ vấn đề này sang vấn đề khác. Hay sử dụng “ngôn ngữ cơ thể” để thể hiện sự tự tin của bản thân.
- Không nói lan man, tập trung thời gian cho các phần trọng tâm của bài luận.
2.2.3. Khi trả lời câu hỏi và phản biện
- Các học viên nên chuẩn bị bút và giấy để ghi câu hỏi. Trong thời gian suy nghĩ, hãy gạch đầu dòng ra những ý chính cần nói để tránh trường hợp quên ý.
- Trả lời ngắn gọn và đúng trọng tâm, không lên trả lời loanh quanh, dài dòng. Ngoài ra, nếu thấy câu nào dễ và chắc chắn thì có thể trả lời trước.
- Trả lời bình tĩnh, nên nhìn vào mắt của thầy cô đặt câu hỏi. Trường hợp gặp câu hỏi hỏi khó hay “bí’ câu trả lời thì đừng bối rối, hãy nói nhẹ nhàng và xin lời giải đáp từ phía thầy cô.
Đặc biệt, một phần quan trọng trong cách bảo vệ luận thạc sĩ mà bạn không thể bỏ qua đó là cảm ơn thầy cô và hội đồng đã theo dõi sau khi hoàn thành phần trả lời câu hỏi, phản biện hay khi kết thúc bài thuyết trình bảo vệ luận văn thạc sĩ. Nếu bạn quên “lời cảm ơn”, rất có thể sẽ gây mất thiện cảm với thầy cô trong hội đồng.
3. Các câu hỏi thường gặp khi bảo vệ luận văn thạc sĩ
Dưới đây là một số dạng câu hỏi “kinh điển” bạn có thể gặp trong buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ, cụ thể như sau:
1. Tính mới của đề tài luận văn này là gì?
2. Tại sao bạn chọn đề tài này mà không phải đề tài nào khác?
3. Bạn dựa trên cơ sở nào để tính số lượng mẫu nghiên cứu của đề tài?
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này đã đủ chưa? Có rộng hay hẹp quá không?
5. Nguyên nhân vấn đề gặp phải là gì?
6. Phương pháp chọn mẫu của đề tài này là gì?
7. Bạn dựa trên cơ sở nào để xây dựng bảng câu hỏi?
8. Tính khả thi của giải pháp thể hiện đâu?
9. Điểm mạnh, điểm yếu của đề tài là gì?
10. Tại sao lại ứng dụng phương pháp nghiên cứu này.
Như vậy, Văn mẫu đã chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm cách bảo vệ luận văn thạc sĩ, để bạn có thể áp dụng trong buổi bảo vệ luận văn của mình.