Khái niệm và cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Cách viết mục tiêu nghiên cứu – mục đích nghiên cứu khoa học chuẩn nhất

Mục tiêu nghiên cứu là phần quan trọng thể hiện điều mà nhà nghiên cứu hướng tới khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Mời bạn đồng hành cùng Luận Văn Việt trong bài viết hôm nay để cùng tìm hiểu xem mục tiêu nghiên cứu là gì và cách viết mục tiêu nghiên cứu chuẩn, chính xác nhé!

1. Khái niệm

Khái niệm và cách xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

Trong nghiên cứu khoa học, khi thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, nhà người cứu cần đề ra mục tiêu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu khoa học

1.1. Mục tiêu nghiên cứu là gì?

Mục tiêu nghiên cứu khoa học là mốc chuẩn để người nghiên cứu xây dựng phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp, là nhiệm vụ trực tiếp của các hoạt động nghiên cứu hay nghiên cứu khoa học. (Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn, Cẩm nang nghiên cứu khoa học – Từ ý tưởng đến công bố , xuất bản 2020)

Mục tiêu nghiên cứu được chia nhỏ thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu chi tiết.

  • Mục tiêu tổng quát có tính khái quát hóa rất cao, phần nào đó giúp phân loại các đề tài nghiên cứu. Song, các nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu cấp cơ sở hay đề tài tốt nghiệp thường bỏ qua các mục tiêu tổng quát trong một đề tài nghiên cứu khoa học.
  • Mục tiêu cụ thể thường là một hệ thống những mục tiêu nhỏ để có thể đạt được mục tiêu tổng quát. Nhà nghiên cứu sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể, thực hiện dần để có thể nhanh chóng đạt được mục tiêu tổng quát.

Trong các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở hay đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, các nhà nghiên cứu thường chăm chút rất nhiều vào các mục tiêu cụ thể.

1.2. Mục đích nghiên cứu là gì?

Mục đích nghiên cứu chính là kết quả, giải pháp mà người nghiên cứu hướng đến khi sử thực hiện nghiên cứu khoa học. Mục đích nghiên cứu có thể hiểu chính là ý nghĩa thực tiễn của một nghiên cứu khoa học. (Nguyễn Văn Tuấn (2020). Cẩm nang nghiên cứu khoa học – Từ ý tưởng đến công bố)

Giải thích một cách dễ hiểu hơn, mục đích nghiên cứu được sử dụng để trả lời cho câu hỏi, kết quả của nghiên cứu này được sử dụng để làm gì.

Nếu như mục tiêu nghiên cứu là mốc chuẩn để người nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khoa học, thì mục đích nghiên cứu là giải pháp mà người nghiên cứu đang tìm kiếm và hướng tới thông qua kết quả của nghiên cứu khoa học.

2. Cách viết mục tiêu nghiên cứu đề tài

Ngành Khoa học máy tính tại Singapore đào tạo bạn những gì?

Mục tiêu nghiên cứu đề tài khoa học cần đảm bảo 5 tiêu chuẩn: “SMART”:

  • S (Specific) : Cụ thể và rõ ràng.
  • M (Measurable) : Có thể đo lường được.
  • A (Achievable) : Khả thi.
  • R (Reasonable) : Hợp lý.
  • T (Timely) : Có thời gian quy định cụ thể.

Để có thể xây dựng các mục tiêu của nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần tuân thủ các nguyên tắc, 5 tiêu chuẩn trên. Cách viết mục tiêu nghiên cứu có thể đa dạng, phong phú. Nhưng nó cần đảm bảo các yếu tố dưới đây:

Đọc thêm  Tổng Hợp Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Du Lịch Lữ Hành

2.1. S (Specific) : Cụ thể và rõ ràng

Mục tiêu khoa học cần được quy định rõ ràng chủ thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu tham gia nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, một số đặc điểm mang tính định danh đặc trưng nhất của đối tượng khoa học cũng cần được xác định trong mục tiêu nghiên cứu đề tài khoa học.

Cách đảm bảo tốt nhất nguyên tắc này chính là hãy bắt đầu mục tiêu bằng một động từ. Cấu trúc để viết một mục tiêu của đề tài nghiên cứu có thể tham khảo như sau:

Động từ _ Tân ngữ (đối tượng nghiên cứu) _ Trạng từ (Thời gian và địa điểm nghiên cứu).

Đây có thể được coi là công thức cách viết mục tiêu nghiên cứu chuẩn nhất trong các cách viết mục tiêu nghiên cứu khoa học. Không nên sử dụng quá nhiều từ ngữ thừa. Các đối tượng nên được thể hiện chính xác, ngắn gọn, xúc tích và rõ ràng.

Mục tiêu nghiên cứu cần có tính logic với tên đề tài nghiên cứu. Thông qua mục tiêu nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần thể hiện được chiến lượng, kế hoạch nghiên cứu của mình. Thể hiện được tư duy logic của đề tài nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu cần logic với nhau, tạo nên tính thống nhất trong các đề tài. Nếu mục tiêu nghiên cứu không có bất kỳ mối liên quan nào đến đề tài nghiên cứu sẽ khiến NCKH mất đi ý nghĩa và trở nên rời rạc.

Vậy nên, mục tiêu nghiên cứu đề tài cần thể hiện được tên của đề tài và những nội dung liên quan đến nghiên cứu khoa học.

2.2. M (Measurable) : Có thể đo lường được

Đối tượng nghiên cứu khoa học được tác động bằng một thước đo cụ thể. Đưa ra những con số nhất định trong kết quả nghiên cứu. Có thể kể đến một số đơn vị đo phổ biến trong các mục tiêu nghiên cứu khoa học như tỷ lệ, tần suất,….

Tính đo lường được trong các mục tiêu nghiên cứu khoa học được mở rộng như việc sử dụng (nhiều hay ít), hiệu quả sử dụng (nhiều hay xấu), tỷ lệ ( bao nhiêu phần trăm), Tần suất (bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian),…. Cần thêm các yếu tố này vào trong phần tân ngữ (viết về đối tượng nghiên cứu).

Nói cách khác, đây mới chính là các đối tượng nghiên cứu cụ thể của từng đề tài khoa học được viết trong mục tiêu nghiên cứu khoa học.

Ví dụ:

  • “Mô tả thực trạng thực hiện chỉ thị 17 – phòng chống dịch Covid -19 tại địa bàn huyện X năm 2021”
  • “Đánh giá hiệu quả sử dụng công tác thực hiện giãn cách toàn xã hội ở thôn B xã C năm 2020”
  • “Tỷ lệ người dân mắc bệnh Covid-19 tại đại bàn xã N tháng 4 năm 2021”

2.3. A (Achievable) : Khả thi

Việc đưa ra các mục tiêu nghiên cứu của đề tài khoa học thiếu tính khả thi. Không thực hiện được sẽ khiến nghiên cứu khoa học không thể phát triển, hoàn thành và đạt được mục đích đề ra ban đầu.

Đọc thêm  Kinh nghiệm thuyết trình luận văn

Để có thể thực hiện tốt nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần xác định được mục tiêu nghiên cứu là gì? Làm sao để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đó?

Người nghiên cứu cần dựa vào những đặc điểm các nguồn lực hiện có trong thực hiện NCKH để có thể quy định sao cho hợp lý. Nếu vượt qua khỏi các nguồn lực đó, mục tiêu nghiên cứu đề tài không thể thực hiện được và nghiên cứu đi vào ngõ cụt, kết thúc.

Một số nguồn lực trong nghiên cứu khoa học như: Nguồn lực kinh tế; Nguồn lực nhân lực; Phương tiện kỹ thuật; Thời gian,….

Một lỗi dễ gặp trong các viết mục tiêu nghiên cứu có tính khả thi chính là xây dựng mục tiêu quá hẹp, không thể cụ thể hóa được tên đề tài và không bao phủ được hết các nội dung nghiên cứu.

Mặt khác, mục tiêu nghiên cứu quá rộng, vượt qua khỏi các tiềm lực nghiên cứu dẫn đến quá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu và không đạt được kết quả mong muốn.

2.4. R (Reasonable) : Hợp lý.

Ngoài tính khả thi, người nghiên cứu cần đảm bảo tính hợp lý, pháp lý của mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu cần đảm bảo các quy định của pháp luật về nghiên cứu khoa học và các nội dung liên quan.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài cần có một vai trò cụ thể trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học. Nhà nghiên cứu cần đưa ra các mục tiêu logic với nhau, từ đó có thể phát triển và mở rộng đề tài nghiên cứu.

Đặt trong một phạm vi nghiên cứu nhất định, mục tiêu nghiên cứu cần đảm bảo nhiều yếu tố ngoài hướng đến mục tiêu nghiên cứu khoa học tổng quát. Có thể kể đến một số yếu tố như: đạo đức, pháp luật,…

Các tiêu chí về đạo đức hay pháp luật không được phép tạo nên những sai phạm. Vì tác động của những lỗi lầm này đến đề tài nghiên cứu là vô cùng lớn. Không chỉ đối với đề tài nghiên cứu, mà còn khiến nhà nghiên cứu chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ dư luận.

2.5. T (Timely) – Có thời gian quy định cụ thể.

Cuối cùng, các nghiên cứu khoa học cần đề ra mục tiêu nghiên cứu nêu lên phạm vi thời gian cụ thể. Nhất là với các nghiên cứu khoa học xã hội. Theo từng thời điểm, giai đoạn khác nhau, sự vật, hiện tượng trong cuộc sống luôn luôn phát triển và biến động. Điều đó dẫn đến, trong từ giai đoạn, mỗi đối tượng sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Việc quy định khoảng thời gian cụ thể trong các mục tiêu nghiên cứu trong phương pháp NCKH giúp xác định rõ hơn và thu hẹp đối tượng nghiên cứu. Từ đó, nhà nghiên cứu có thể đảm bảo tính khả thi trong mục tiêu nghiên cứu khoa học của mình.

Đọc thêm  DANH SÁCH 40 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành Nguồn Nhân lực

Ví dụ:

  • Nghiên cứu sự tác động của ô nhiễm tiếng ồn đến cuộc sống của người dân ở phường A (Tháng 5 năm 2021)
  • Khảo sát tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Thương Mại năm học 2021-2022.

3. Ví dụ về cách viết mục tiêu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

Nhằm giúp bạn hình dung rõ hơn về cách viết mục tiêu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. 3 đề tài cụ thể dưới đây sẽ được phân tích cụ thể về mục tiêu, mục đích. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết mục tiêu nghiên cứu khoa học.

3.1. Mẫu ví dụ 1 – Cách viết mục tiêu nghiên cứu

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp. Đưa ra hạn chế quay cóp trong kiểm tra tại trường Đại học A năm 2021

  • Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và các nguyên nhân của hiện tượng quay cóp trong kiểm tra tại trường đại học A, từ đó đưa ra các giải pháp
  • Mục đích nghiên cứu: Hạn chế tình trạng quay cóp trong kiểm tra ở trường Đại học A, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2. Mẫu ví dụ 2 – Cách viết mục tiêu nghiên cứu

Đề tài:Khảo sát nguyên nhân sinh viên thi trượt các kỳ thi vấn đáp nhiều hơn các kỳ thi viết tại trường đại học B năm học 2020-2021

Mục tiêu nghiên cứu

  • Tìm ra nguyên nhân sinh viên trượt các kỳ thi vấn đáp nhiều hơn các kỳ thi viết tại trường đại học B năm học 2020-2021

Mục đích nghiên cứu

  • Tìm ra nguyên nhân sinh viên hay trượt các kỳ thi vấn đáp nhiều hơn các kỳ thi viết tại trường đại học B (Năm 2020-2021). Nhằm cải thiện điểm số của sinh viên trong các kỳ thi vấn đáp và nâng cao chất lượng giảng dạy.

3.3. Mẫu ví dụ 3 – Cách viết mục tiêu nghiên cứu

Đề tài: Khảo sát tần suất sử dụng sữa chua của người dân tại phường B trong tháng 8 năm 2021

  • Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng sữa chua của người dân tại phường B trong tháng 8 năm 2021.
  • Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng sử dụng sữa chua của người dân tại phường B trong tháng 8 năm 2021 để thay đổi thói quen sử dụng sữa chua của người dân, từ đó mở rộng thị trường.

Bài viết hôm nay đã giới thiệu đến bạn đầy đủ kiến thức về khái niệm và cách viết mục đích nghiên cứu khoa học. Văn mẫu mong rằng bạn có thể tiếp thật nhiều kiến thức mới trong bài viết này.

Scroll to Top