Trong bài viết này Văn mẫu sẽ lấy một mẫu của trường đại học Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) đã giới thiệu kết cấu và cấu trúc luận văn thạc sĩ của trường để phân tích và đưa ra bình luận một kết cấu luận văn thạc sĩ điển hình. Với những trường khác nhau sẽ có những kế cấu hoặc cấu trúc khác nhau nhưng sẽ không khác biệt nhiều. Kết cấu và Cấu trúc mẫu luận văn cao học hay thạc sĩ rất quan trọng trong việc trình bày luận văn. Nếu bạn đang học trường nào đó và chuẩn bị làm luận văn thạc sĩ thì điều đầu tiên HocThue muốn nói với bạn đó là bạn phải đọc hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ trước. Sau đó chú ý vào bố cục, kết cấu, cấu trúc yêu cầu của trường.
Về phương pháp nghiên cứu trong làm đề tài luận văn thạc sĩ: Học viên cao học thông thường có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như đã trình bày. Bạn cần đọc và nghiên cứu bài này cẩn thận trước khi viết luận văn cao học. Hiện nay sẽ có hai phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học đó là :
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp nghiên cứu định lượng
Bạn có thể tham khảo thêm sự khác nhau về định tính và định lượng trong sơ đồ của bài viết dự báo trong kinh doanh để phân biệt rõ phương pháp định tính và định lượng cũng như những trường hợp thường sử dụng
PHẦN 1: Kết cấu và cấu trúc luận văn thạc sĩ theo định tính
Kết cấu và Cấu trúc luận văn thạc sĩ truyền thống, như sau:
1.1.Phần mở đầu của cấu Trúc Luận Văn Thạc Sĩ
Trong phần mở đầu bạn có thể tham khảo cách viết đề cương luận văn thạc sĩ để hiểu rõ hơn cách viết tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học của đề tài…
1.1.1. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (lý do chọn đề tài, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu) 1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu – Mục tiêu tổng quát – Mục tiêu cụ thể 1.1.3. Các câu hỏi được đặt ra 1.1.4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu o Không gian nghiên cứu o Thời gian nghiên cứu – Phạm vị nghiên cứu1.1.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Đây là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. Tất cả những lý luận và nguyên lý nào có tác dụng hướng dẫn, gợi mở, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phương pháp luận. – nghiên cứu gắn bó với các hình thức tư duy: lý luận, thực tiễn, sáng tạo và phản biện. Chẳng hạn như phương pháp duy vật biện chứng. Phương pháp nghiên cứu, có thể: – Phương pháp phân tích thống kê – chủ yếu là sử sụng các dữ liệu thống kê (số liệu thứ cấp) để tạo ra các thống kê mô tả và có liên quan để phân tích minh chứng các luận điểm, luận cứ – Phương pháp điều tra và khảo sát – Phương pháp phân tích và tổng hợp – Phương pháp suy diễn và quy nạp, .. Cách tiếp cận: Với các quan điểm lý luận và thực tiễn. Chẳng hạn như cách tiếp cận từ quan điểm lịch sử. Điều đó cho thấy tiếp cận, nghiên cứu theo thời gian từ cổ xưa đến hiện đại.
1.1.6.Lược khảo tài liệu: Các tài liệu dùng để tham khảo trước đó về các đề tài nghiên cứu tương tự. Có thể bạn tham khảo tài liệu, công trình của người khác rồi trình bày hiểu biết và kết quả của họ ở đây. vanmau.comới thiệu các chương trong luận văn. Chẳng hạn: Chương 1: Chương 2: Chương 3:
Chương 1 Cấu Trúc Luận Văn Thạc Sĩ – Khung nghiên cứu và lý thuyết(cơ sở lý luận)
Chương này hệ thống hóa và trình bày các lý thuyết và quan điểm lý luận làm luận điểm khoa học xuyên suốt cho đề tài nghiên cứu: Có nhiều cách kết cấu và cấu trúc khác nhau chẳng hạn kết cấu và cấu trúc như sau: 1.1 Khái niệm về đối tượng nghiên cứu 1.2 Nội dung… 1.3 Đặc điểm… 1.4 Vai trò… 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng 1.6 Bài học kinh nghiệm từ trong và ngoài nước… Kết luận (nếu có)
Chương 2 Cấu Trúc Luận Văn Thạc Sĩ – Phân tích thực trạng của đối tượng nghiên cứu
Phần này là phần quan trọng nhất đó là việc sử dụng các dữ liệu thống kê (số liệu thứ cấp) kết hợp với điều tra khảo sát để phân tích theo các tiêu chí thích ứng, nhằm rút ra những kết quả, bất cập và nguyên nhân … Đây là những căn cứ quan trọng cho các đề xuất (giải pháp).
Chương 3 – Các giải pháp (hoàn thiện)
Một số gợi ý như sau: 3.1 Trình bày về thuận lợi và khó khăn trong việc đưa ra giải pháp 3.2 Đưa ra định hướng và các quan điểm… 3.3 Đưa ra các giải pháp… 3.4 Các đề nghị Kết luận chung Mở rộng kết cấu và cấu trúc luận văn thạc sĩ theo định tính
Cấu trúc luận văn thạc sĩ viết theo định tính cũng có thể mở rộng lên 5 chương hoặc 7 chương. Cụ thể: “Phần mở đầu” theo truyền thống có thể chuyển thành Chương 1: “Tổng quan” – Bởi chương này … tổng quát nội dung của luận văn. + Phần giới thiệu – là 1 chương; phương pháp nghiên cứu – là 1 chương; danh mục tài liệu tham khảo – là 1 chương (như vậy ở định tính “phần mở đầu” tương đương với 3 chương của định lượng). Do vậy, có thể chuyển “phần mở đầu” thành chương “tổng quát” là hợp lý. Khi đưa ra cấu trúc luận văn thạc sĩ thì tùy vào tính chất của đề tài, bạn có thể viết theo định tính cũng có thể cấu thành 4 chương hoặc 5, 6 chương nếu hội đủ cơ sở lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên HỌC THUÊ NET không khuyến khích bạn làm quá khác biệt trừ khi bản đủ khả năng làm vậy.
PHẦN 2: Cấu trúc luận văn thạc sĩ viết theo định lượng
Kết cấu và cấu trúc luận văn cao học theo phương pháp định lượng có thể từ 5- 7 chương. Theo phương pháp định lượng nhìn chung là ít chữ hơn định tính nhưng lại nhiều công thức hơn. Bạn có thể phải trình bày các mô hình hồi quy sử dụng các tài liệu kinh tế lượng do vanmau.com giới thiệu. Chẳng hạn cấu trúc như sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài Chương 2: Khung lý thuyết trong nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Các đề tài đã nghiên cứu. Có thể dựa vào chương 1 hoặc tách riêng thành 1 chương. Chương 5 (4): Phân tích dữ liệu và trình bày kết quả (ứng dụng mô hình hồi quy). Chương 6: Trao đổi và ý nghĩa (khuyến nghị). Kết luận chung Trên đây giời thiệu các mẫu kết cấu và cấu trúc luận văn cao học do vanmau.com tổng hợp và biên soạn. Bạn nên dựa vào để tham khảo từ đó lựa chọn cách viết theo định tính hay định lượng cho đề tài luận văn của bạn. Mọi sự khác biệt trong hình thức trình bày, quan điểm khoa học nên được tôn trọng. Bạn có thể thấy rằng trong đề cương trên đã trình bày tới tận 5 chương nhưng thông thường chúng tôi thấy 3 chương.
Sau khi bạn nắm rõ kết cấu và cấu trúc luận văn thạc sĩ thì bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau:
- Nghệ thuật viết luận văn thạc sĩ
- Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh – Cách nào để viết hay?
- Những mẹo nhỏ trong viết luận văn thạc sĩ
- Quy trình và lưu ý khi làm luận văn thạc sĩ
- Hướng dẫn viết luận văn từ đại học đến thạc sỹ
Nếu bạn đọc hết các bài viết trên chắc vanmau.com khỏi kinh doanh dịch vụ làm thuê luận văn nữa rồi :D.