Nói về Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã mệnh danh ông là Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo. Bằng tài năng và nhân cách của Nguyễn Trãi, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.

Chứng Minh Nguyễn Trãi là Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo

Đề: Nói về Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã mệnh danh ông là Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo. Bằng tài năng và nhân cách của Nguyễn Trãi, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.

Dàn ý

Giải thích 

– Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo: Lòng Ức Trai sáng tựa sao Khuê.

– Sao Khuê là biểu tượng của văn chương, học thuật.

– Ngợi ca nhân cách, tài năng, tâm hồn Nguyễn Trãi.

Chứng minh 

– Cuộc đời và những cống hiến của Nguyễn Trãi đã minh chứng cho nhận định của Lê Thánh Tông.

– Thơ văn:

+ Tâm hồn, nhân cách, tài năng con người Nguyễn Trãi toả sáng trong mỗi con chữ, in dấu đậm nét trong các sáng tác văn học.

+ Nhân cách:

  • Lòng yêu nước, thương dân.
  • Yêu thiên nhiên tha thiết.

+ Tài năng:

  •  Sáng tác trên nhiều thể loại văn học và ở thể loại nào cũng có những kiệt tác, có những cách tân sáng tạo.

=> Tất cả những gì Nguyễn Trãi đã thể hiện trong văn chương và bằng văn chương đã minh chứng một cách xác đáng cho tấm lòng, tâm hồn Nguyễn Trãi.

Nhận xét, đánh giá 

– Lời ngợi khen thể hiện lòng yêu mến, tôn trọng Lê Thánh Tông dành cho Nguyễn Trãi.

– Nguyễn Trãi với các sáng tác của ông sẽ còn vượt qua sự kiểm duyệt khắc nghiệt của thời gian, để luôn tỏa sáng trên bầu trời văn chương nghệ thuật.

Bài làm 

Trước nay, có rất nhiều nhận định về tài năng và nhân cách Nguyễn Trãi — vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá. Song, có lẽ lời ngợi ca của vua Lê Thánh Tông là xác đáng hơn cả:

Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo.

(Lòng Ức Trai sáng tựa sao Khuê.)

Khuê là tên một ngôi sao trong chòm hai mươi tám sao, là đầu Bạch Hổ phương tây, có mười sáu ngôi, sắp xếp khúc khuỷu giống hình chữ “Văn” Trong sách Hiếu kinh có ghì: Khuê chủ văn chương. Trong văn hóa Đông Á và Việt Nam, sao Khuê là biểu tượng của văn chương, học thuật. Những bất bác học lỗi lạc trong lịch sử được ví là sáng như sao Khuê, và như chúng đã biết một trong số đó là Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi sinh ra trong một thời đại nhiều biến động. Triều Trần suy vi, cha con Hồ Quý Ly nỗ lực phục hưng đất nước nhưng không được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Trong khi đó, giặc Minh lại mang quân cướp nước ta. Không chịu khuất phục quân xâm lược, Lê Lợi dấy binh khi nghĩa. Từ Đông Quan, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn phò tá Lê Lợi. Cuộc khởi nghĩa toàn thắng, Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhưng những mâu thuẫn nội bộ triều đình phong kiến đã dẫn đến việc sát hại các công thần, bản thân Nguyễn Trãi bị nghi oan,bị bất giam. Sau ông được tha về nhưng không còn được tin dùng như trước nữa. Ông đành lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. Năm 1442, oan án Lệ Chi Viên bỗng đổ ập xuống gia đình, dòng họ ông. Và phải hai mươi năm sau, Lê Thánh Tông mới minh oan được cho Nguyễn Trãi. Cuộc đời và những cống hiến của Nguyễn Trãi đã minh chứng cho nhận định của Lê Thánh Tông. Nhưng chỉ cần đọc những sáng tác văn chương, cảm nhận tài năng, nhân cách Nguyễn Trãi thôi, chúng ta cũng đủ hình dung rõ nét về tấm lòng trong sáng tựa sao Khuê của ông.

Đọc thêm  Tình yêu quê hương đất nước của Chu Mạnh Trinh trong Hương Sơn phong cảnh ca

Nói Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo có nghĩa là tâm hồn, nhân cách, tài năng con người ông toả sáng trong mỗi con chữ, in dấu đậm nét trong các sáng tác văn học. Ở Nguyễn Trãi, tài năng và nhân cách luôn đi liền với nhau để cùng làm nên những sáng tác văn học xuất sắc. Thơ văn Nguyễn Trãi trước hết là tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. Vượt lên trên tư tưởng trung hiếu hẹp hòi, Nguyễn Trãi đặt  lòng yêu nước, thương dân lên đầu tiên.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Yêu nước gắn với thương dân, việc nhân nghĩa nhằm làm cho dân được: sống yên ổn. Đó chính là tư tưởng chủ đạo suốt cuộc đời ông. Thời binh đao loạn lạc, nỗi đau đầu tiên của Nguyễn Trãi là nỗi đau chứng kiến cảnh dân ta bị tàn sát dã man:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Cảnh tượng đau xót khôn cùng ấy đã trở thành động lực khiến ngòi bút người nghệ sĩ trở thành thứ vũ khí “có sức mạnh hơn mười vạn quân” chia thẳng vào quân giặc hung ác. Quân trung từ mệnh tập với chiến lược “công tâm” đã khiến quân giặc phải nể sợ mà quy hàng.  Yêu dân, thương dân như con nên chính Nguyễn Trãi là người hiểu dân hơn bất cứ ai. Ông nhìn thấy sức mạnh của dân:

Có lật thuyền mới biết sức dân như nước

Và ông cảm thấy phấn khởi khôn cùng trước sự đoàn kết của nhân dân:

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.

Đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân được trở lại cuộc sống yên bình, những tưởng Nguyễn Trãi sẽ thanh thản, không còn phải lo nghĩ gì cho dân, cho nước. Nhưng tấm lòng nặng nghĩa, nặng tình với dân với nước ấy có lúc nào nguôi nghỉ? Giữa cảnh thanh bình, ông lại mong ước có một chế độ sáng suốt để muôn dân trăm họ được sống hạnh phúc:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ, khắp đòi phương.

Để rồi cũng chính con người ấy không biết đã bao đêm thao thức vì dân, vì nước:

Bui có một lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông

Vẻ đẹp trong nhân cách sáng ngời của Nguyễn Trãi không chỉ được thể hiện ở lòng yêu nước mà còn ở lòng yêu thiên nhiên tha thiết. Thơ . Nguyễn Trãi tràn đầy tình yêu thiên nhiên. Với ông, thiên nhiên là họ hàng, bầu bạn:

Núi láng giềng, chim bầu bạn, 

Mây khách khứa, nguyệt anh tam

Ông yêu quý và nâng niu cảnh vật:

Trì tham nguyệt hiện chăng buông có,

Rừng tiếc chim về  ngợi phút cây.

Và đặc biệt, với thiên nhiên, Nguyễn Trãi luôn có một sự đồng cảm sâu sắc:

Vì ai cho cái đỗ quyên kêu,

Cho ngọc dùng dằng chỉ biếng thêu.

Lại có hoè hoa chen bóng lục,

Thức xuân một điểm não lòng nhau.

Chan hoà với thiên nhiên là vậy nhưng Nguyễn Trãi hiếm có những giây phút thanh thản trong lòng. Cuộc đời nhiều thăng trầm, nghỉ hoặc khiến lúc nào ông cũng phải trăn trở, ngẫm nghĩ:

Phượng những tiếc cao diều hãy liệng, 

Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi.

Thực chất đó là những trải nghiệm đau đớn trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Tất nhiên, viết những dòng thơ như thế, chắc chắn ông không khỏi ngậm ngùi. Nhưng đọc chúng, người ta có thể hình dung rõ nét sự thanh sạch, trong sáng trong tâm hồn con người đã hết lòng vì dân vì nước. Ngợi ca Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo, ắt hẳn Lê Thánh Tông còn muốn đề cao tài năng của thi nhân Nguyễn Trãi.

Đọc thêm  Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyến

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Trãi là một tác gia văn học xuất sắc. Ông sáng tác trên nhiều thể loại văn học và ở thể loại nào cũng có những kiệt tác. Về chữ Hán, Nguyễn Trãi có Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại. Quân trung từ mệnh tập là tập và chính luận phản ánh đầy đủ chiến lược “công tâm” của quân Lam Sơn. Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng, đanh thép, được mệnh danh là áng “thiên cổ hùng văn”. Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi là một thế giới  thẩm mĩ phong phú vừa trữ tình vừa trí tuệ, vừa hào hùng vừa lãng mạn Trong đó nổi bật là những bài Cửa biển Bạch Đằng, Đóng cửa biển, Mộng trong núi… Sáng tác chữ Nôm của Nguyễn Trãi có Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn. Những bài thơ này giàu trí tuệ, sâu sắc, thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, được viết bằng thứ ngôn ngữ tinh luyện, trong sáng, đăng đối một cách cổ điển:

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương…

Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã trở thành người đầu tiên đưa tục ngữ vào thơ ca. Ông cũng là người đầu tiên đưa các hình ảnh thân thuộc như cây chuối, lảnh mồng tơi, bè rau muống… vào thơ bên cạnh bao hình ảnh ước lệ như tùng, cúc, trúc, mai…

Đọc thêm  Tình cảm yêu nước qua các sáng tác của Nguyễn Trãi

Khó có thể hình dung một con người luôn bận rộn với công việc triều chính lại có thể viết nhiều và có nhiều sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật viết đến như thế. Tất cả những gì Nguyễn Trãi đã thể hiện trong văn chương và bằng văn chương đã minh chứng một cách xác đáng cho tấm lòng, tâm hồn Nguyễn Trãi. Ở con người toàn tài hiếm có này, tài năng và nhân cách đã hoà làm một để tỏa rạng trong mỗi con chữ, lời thơ.

Qua lời ngợi khen, có thể cảm nhận lòng yêu mến, tôn trọng mà Lê Thánh Tông đã dành cho Nguyễn Trãi. Cho đến tận bây giờ và chắc chắn đến mãi mãi sau này, Nguyễn Trãi với các sáng tác của ông sẽ còn vượt qua sự kiểm duyệt khắc nghiệt của thời gian, để luôn tỏa rạng trên bầu trời văn chương nghệ thuật. 

Scroll to Top