journal and pen - Skybound Coaching & Training

Giới thiệu nhà văn Đoàn Nguyễn Tuấn

journal and pen - Skybound Coaching & Training

Tiểu sử nhà văn Đoàn Nguyễn Tuấn

(1750 – ?) 

Đoàn Nguyễn Tuấn, có tên hiệu: Hải Ông. Quê gốc : làng Hải An, huyện Quỳnh Côi (nay là huyện Quỳnh Phụ), tỉnh Thái Bình. Ông là con trai Thám hoa Đoàn Nguyễn Thục (1727 – 1785), là rể Tiến sĩ Nhữ Đình Toản và là anh 7 vợ thi hào Nguyễn Du. Ông đỗ Hương cống đời Lê, song không nhạÏ:i làm một chức quan gì. Khoảng 1786, ông có chiêu mộ người làng đến họp về việc dấy bính giúp Trịnh Bồng chống lại Nguyễn Hữu Chỉnh, song việc không thành. Sau đó ông nhận lời giúp Quang Trung, được trao chức Hàn lâm trực học sĩ vào năm I788. Tháng Chín năm sau, Ông được giao việc đón tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương cho Quang Trung. Rồi năm 1790, ông được cử vào xứ bộ của vua Quang Trung giả sang triều kiến Càn Long cùng với hai nhà văn khác là Phan Huy Ích và Vũ Huy Tấn. Khi về, ông được thăng chức Tả thị lang bộ Lại, tước Hải Phái hầu. Sau khi Quang Trung mất, ông tiếp tục làm quan dưới triều Cảnh Thịnh của Nguyễn Quang Toản cho tới lúc triều đại này chấm dứt.

Tác phẩm của nhà văn Đoàn Nguyễn Tuấn

      Tác phẩm để lại có Hải Ông thi tập gồm 395 bài thơ cùng 5 bài văn xuôi. Số thơ này còn được sưu tập trong các dị bản khác như Cựu Hàn lâm Đoàn nguyễn Tuấn thi tập, Hải Phái thi tập… song số lượng ít hơn nhiều.

        Hải Ông thi tập gồm hai chủ để lớn. Chủ đề thứ nhất là thơ làm trong dịp tiếp sứ và đi sứ, gồm tặng đáp bạn bè đưa tiễn, vịnh cảnh đẹp, di tích lịch sử trên đường đi như sông Nhị Hà, đường Lạng Sơn, đến Mã Viện, lầu Hoàng Hạc, mộ Chiêu Quân, thơ xướng họa với các quan Trung Quốc và sứ thần Triều Tiên, họa thơ vua Càn Long.v.v…Như nhiều nhà thơ sứ thần khác, tiếp sứ, đi sứ là những chuyến công cán đặc biệt trong đời Đoàn Nguyễn Tuấn, nhất là khi ông chưa phải là Tiến sĩ. Đây là dịp chứng tỏ lòng tin cậy của Quang Trung đối với sứ thần mà cũng là dịp sứ thần phát huy tài học của mình trong  công việc bang giao, làm vẻ vang cho  nước, cho nhà. Sảng khoái nhất trong mảng thơ này là bài Kỷ Dậu trọng thu thượng cán nghênh tiếp sách sứ, tâm hữu Nguyễn Quế Hiên tặng thí nhị thủ, y nguyên vận phúc (Thượng tuần tháng Tám năm Kỷ Dậu đón tiếp sứ sang phong, bạn tâm giao Nguyễn Quế Hiên tặng hai bài thơ, đáp lại theo nguyên vận), Quá Nhị Hà quan Bắc binh cố lũy (Qua sông Nhị Hà, xem lũy cũ của quân Thanh), Đáp vấn (Trả lời người hỏi) v.v… Tác giả gửi gắm trong thơ niềm tin tưởng và tự hào về triều đại mới với võ công đánh bại quân Thanh, ,mang lại yên bình cho đất nước. Tác giả cũng tự hào về đất nước mình, mặc dù còn phải triều cống nhưng là một đất nước riêng biệt về địa lý, có sản vật phong tục và nền văn hiến dân tộc độc đáo, không giống với Trung Hoa.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Việt Phương

        Chủ đề thứ hai là thơ làm khi vào kinh đô Huế năm 1794, gồm những bài họa thơ bè bạn đưa tiễn Trần Đình Hựu, Ngô Quỳnh, Trương Đăng Viên, Vũ Huy Ôn, Nguyễn Du, v.v…, để vịnh như núi Dục Thúy, núi Tam Điệp, núi   Hoành Sơn, mộ Tống Trân v.v… Số bài này cho thấy tác giả tỏ bày niềm phấn khởi, lòng tin và mong muốn đóng góp đối với triều đại mới (như bài Giáp

Dần mạnh thu, phụng chỉ nhập kinh, đăng trình lưu biệt Bắc Thành chư hữu (Tháng Bảy năm Giáp Dần, phụng chỉ vào kinh, lúc lên đường từ biệt các bạn ở Bắc Thành). Ông cũng mừng khi quân Tây Sơn thời Quang Toản thắng được một vài trận như bài Trọng đông nguyệt, nhị thập nhất nhật, tảo thời khắc thành, hỷ tác (Ngày hai mươi mốt tháng mười một, sáng sớm đánh được thành, mừng làm thơ). 

        Ngoài hai chủ để lớn trên đây, rải rác trong tập thơ còn một số bài cho thấy tâm tư khá phức tạp của Đoàn Nguyễn Tuấn. Là một trí thức có gia đình, bạn bè, thân thích đều là những đại thần của triều Lê – Trịnh, một vài người trong số đó cũng như chính bản thân tác giả, có thời đã từng hành động để bảo vệ triều đại này. Khi nhận lời ra làm quan với triều Quang Trung, hẳn ông cũng phải đấu tranh với những quan niệm cũ, cùng dư luận cổ hủ một thời để quyết tâm một lòng phục vụ triều đại mới cho đến hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên, những lúc rảnh rỗi trong thời gian đi sứ, có khi là hàng năm, ông thường làm thơ. Phần thơ đi sứ của ông không ít bài thổ lộ nỗi buồn chán, nản lòng, càng chứng tỏ tâm tư chưa thật tự nguyện ra giúp triều đại này buổi đầu còn trở đi trở lại trong ý nghĩ của ông mỗi khi có sự tác động của bên ngoài.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Dữ

      Hải Ông thi tập như một tập nhật ký bằng thơ, nhờ vậy một đoạn đời quan trọng của Đoàn Nguyễn Tuấn được ghi chép rất thực, kể cả những ý nghĩ và tâm tư sâu kín của ông. Chẳng hạn, trong thời gian đi sứ, các quan Trung Quốc có đưa sứ thần nước ta đi nghe hát bên bờ sông Hán, ông đã cảm một cô ca nữ Trung Hoa và tình cảm rất riêng tư này cũng được ông ghi lại trong bài Võ đề, một bài thơ rất hiếm thấy trong thơ đi sứ nước ta. Tập thơ là một phần đóng góp quan trọng cả về nội dung và hình thức cho dòng thơ văn thời Tây Sơn nói riêng, cho lịch sử thời Tây Sơn nói chung.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top