Tiểu sử nhà thơ, danh tướng Phạm Ngũ Lão
(1255 – 1320)
Nhà thơ, danh tướng Phạm Ngũ Lão quê gốc : làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, châu Thượng Hồng, nay là Ân Thi, Hưng Yên. Theo Đại Việt sử ký toàn thư chép thì khi ngoài 20 tuổi, ông gặp Trần Hưng Đạo, được Trần Hưng Đạo chú ý, cho là người có tài, gả con gái nuôi cho và dùng làm gia thần. Phạm Ngũ Lão cùng với Trương Hán Siêu, Trần Thì Kiến… đều là những môn khách của Hưng Đạo Vương nổi tiếng về văn chương, chính trị. Phạm Ngũ Lão tuy là quân nhân, song ham đọc sách. Đội quân do Phạm Ngũ Lão chỉ huy có kỷ luật cao, ông lại hết lòng yêu thương binh sĩ nên Phạm Ngũ Lão đánh đâu thắng đấy. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược và đánh giặc phương Nam, Phạm Ngũ Lão có nhiều công lao, được phong chức Điện súy, tước Quan Phục hầu. Nhận xét về Phạm Ngũ Lão, Ngô Sĩ. Liên viết : “Phạm Điện súy không những chỉ chuyên về võ mà dụng binh thì khéo léo thần diệu, đánh là thắng, người xưa không ai hơn được”. Khi Phạm Ngũ Lão mất, vua Trần Minh Tông đã nghỉ chầu 5 ngày để tỏ ân điển đặc biệt đối với Phạm Ngũ Lão.
Tác phẩm của nhà thơ, danh tướng Phạm Ngũ Lão
Tác phẩm của Phạm Ngũ Lão có 2 bài thơ Thuật hoài và Vấn Hưng Đạo đại vương.
Thuật hoài là bày tỏ hoài bão, tư tưởng, khát vọng của mình. Với bài thơ Thuật hoài, Phạm Ngũ Lão đã bộc lộ rõ hoài bão, chí khí và tài năng của mình một vị tướng cầm quân có trong tay sức mạnh cả một đội hùng binh, song vẫn không thôi ôm ấp mong muốn lập nên công nghiệp lẫy lừng. Phạm Ngũ Lão sống trong thời kỳ đất nước 3 lần bị quân Nguyên – Mông xâm lược và những cuộc tấn công từ phương Nam.
Hoài bão của Phạm Ngũ Lão chính là hoài bão dẹp tan giặc ngoại xâm, mang lại thái bình cho đất nước. Những công ,lao, thành tích mà Phạm Ngũ Lão làm nên trong trận mạc chính là “món nợ công danh” ông đã trả xong đối với đất nước. Bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão cũng là lời giáo huấn cho thanh niên đời sau : muốn làm nên sự nghiệp lớn phải có hoài bão lớn.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác