Tiểu sử nhà thơ Đoàn Văn Cừ
Nhà thơ Đoàn Văn Cừ (sinh năm 1913). Quê gốc: xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ông được bạn đọc biết đến từ những bài thơ viết về hội hè, đình đám, chợ tết nông thôn đăng trên báo Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông vốn là một giáo viên tiểu học, hay làm thơ và đã từng có tập thơ Thôn ca in từ năm 1939. Từ năm 1948 đến 1952, ông phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam.
Từ năm 1955, ông công tác ở Chi hội văn nghệ Liên khu II, sau đó công tác ở NXB Phổ thông. Đến tuổi nghỉ hưu ông về lại quê hương xã Trực Nội, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định vui với thú điền viên xưa cũ. Ông viết không nhiều. Sau tập Thôn ca I (1939) ông có tập Thôn ca II (1960), NXB Văn học ấn hành. Năm 1979, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh cho in tập Dọc đường xuân tập hợp một số bài thơ của ông.
Tác phẩm của nhà thơ Đoàn Văn Cừ
Như vậy, gia tài thơ ca của Đoàn Văn Cừ trước sau chỉ có mấy tên sách đã nêu, nhưng thật sự ông đã đi vào ký ức người đọc Việt Nam khá đậm nhờ bài thơ Chợ tết đặc sắc in trên báo Ngày nay từ trước năm 1939. Bài thơ gồm 44 câu 8 chữ, chia 3 đoạn rõ rệt. Đoạn I gồm 15 câu, miêu tả quang cảnh chung của phiên chợ tết vùng quê, từ trời, mây, sương, nắng, con người và cảnh vật tưng bừng, vui vẻ, náo nức đến với phiên chợ. Đoạn 2 gồm 23 câu miêu tả cảnh mua bán xô bồ các kiểu diễn ra trong phiên chợ. Đoạn 3 gồm 6 câu miêu tả cảnh chợ vãn về chiều “Những người quê lũ lượt trở ra về”. Vậy là chợ tết đã diễn ra suốt từ sáng sớm cho tới chiều tối, khi ánh dương chỉ còn là màu “vàng trên cỏ kéo lê thê” và những chiếc “lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ”. Bằng những câu thơ liền mạch 8 chữ, kiểu những câu văn xuôi tiếp nối nhau, miêu tả dồn dập, chồng chất, những chi tiết hồn nhiên, sát thực chỉ có trong khung cảnh dân dã trước 1945, bài thơ như một bảo tàng ngôn từ về sinh hoạt văn hóa dân dã một phiên chợ tết nông thôn điển hình xưa cũ, với nhiều nét sinh động, xô bồ, ngộ nghĩnh đáng yêu. Nhà nghiên cứu văn học Tâm Dương (tức Văn Tâm) từng nhận xét: “Cùng tái hiện cảnh trí nông thôn, thơ Đoàn Văn Cừ là những nhạc họa – phẩm hoàn chỉnh rung động giai điệu sắc màu cảm xúc, còn thơ Anh Thơ thường mới là những mảng ký họa – tuy già đặn và cũng đáng quý. Có lẽ đó là điểm khác nhau chủ yếu giữa thơ của người ghi những “bức tranh quê” với người soạn những khúc “thôn ca” (Thơ Việt Nam 1930 – 1945, NXB Giáo dục, 1992, tr.144). Và cũng giống như nhà thơ Vũ ˆ Đình Liên đi vào lịch sử văn học hiện đại Việt Nam với bài thơ Ông đổ, còn nhà thơ Đoàn Văn Cừ thì góp mặt với bài thơ Chợ rét bất hủ.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác