Tiểu sử nhà thơ Hồng Nguyên
Nhà thơ Hồng Nguyên, sinh năm 1924, mất năm 1954, có tên thật là Nguyễn Văn Vượng. Quê gốc : xã Đức Thọ, huyện Đông Sơn, Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc TP Thanh Hóa. Vì nhà nghèo chưa học hết bậc THPT, Hồng Nguyên đã phải bỏ học để kiếm sống bằng nghề gia sư. Ông sớm giác ngộ cách mạng và đến với văn học cách mạng khá sớm. Sau ngày Cách mạng tháng Tám, Hồng Nguyên gia nhập quân đội. Năm 1946, ông trở thành Ủy viên BCH Hội văn hóa cứu quốc Liên khu IV. Hồng Nguyên mất vì bệnh lao vào tháng 2- 1954, khi đang làm Trưởng ty văn hóa tỉnh Thanh Hóa.
Tác phẩm của nhà thơ Hồng Nguyên
Hồng Nguyên làm công tác văn nghệ trong quân đội và trở thành một nhà thơ được chú ý đến trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Ông có nhiều bài thơ in trên các báo của Liên khu IV lúc bấy giờ. Thơ ông viết về nhiều đề tài như ca ngợi cuộc sống mới ở nông thôn, thể hiện tình cảm đối với anh bộ đội, nói lên niềm tin son sắt vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Những bài thơ đầu tiên của Hồng Nguyên in trên các báo Chiến sĩ, Dân mới, Sáng tạo của Liên khu IV toát lên niềm vui trước cuộc sống mới, lòng nhiệt tình tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến dù mới khởi đầu với vô vàn gian khổ. Chúng chưa cô đúc, chắt lọc về hình ảnh, câu chữ mà gần với thơ ca tuyên truyền cổ động, đậm chất dân gian. Đó chính là bước chuẩn bị cho sự ra đời của bài thơ Nhớ đặc sắc. Nhớ là bài thơ hay nhất của Hồng Nguyên, ghi nhận một trong những thành tựu xuất sắc đầu tiên của thơ ca . chống Pháp viết về anh bộ đội. Trong cấu tứ, lời thơ, Nhớ kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể chuyện với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc. Hình ảnh, ngôn từ của Nhớ bình dị mà tinh tế, gợi cảm, chặt chẽ mà tự nhiên, phóng khoáng. Bài thơ – mang chất sống của cuộc đời chiến sĩ gian lao và anh dũng, thể hiện tình cảm quân dân thắm thiết, tâm hồn sôi nổi, lạc quan của những người nông dân mặc áo lính.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác