Make Money From Home! Keep a Twilight COVID-19 Diary | Middlebury Offices  and Services

Giới thiệu Nhà thơ Lê Cảnh Tuân

Make Money From Home! Keep a Twilight COVID-19 Diary | Middlebury Offices  and Services

Tư liệu nhà thơ Lê Cảnh Tuân

(? – ? khoảng cuối TK XIV, đầu TK XV)

Nhà thơ Lê Cảnh Tuân tên chữ là Tử Mưu, hiệu Tỉnh Tra. Quê gốc : làng Lão Lạt, phủ Thanh Hoa, sau chuyển ra làng Mộ Trạch, huyện Đường An, châu Thượng Hồng (nay: thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Không rõ ông sinh năm nào, mất năm nào, chỉ biết ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) vào năm Tân Dậu (1381), đời Trần Phế Đế. Là cựu thần nhà Trần, ông kiên quyết chống lại thế lực Hồ Quý Ly và đi đến quyết định sai lầm là cầu viện nhà Minh. Năm Bính Tuất (1406), nhà Minh lấy cớ “phù Trần diệt Hồ” xâm chiếm luôn Đại Việt. Lê Cảnh Tuân thất vọng và tỉnh ngộ trước hiện tình đất nước. Tháng Mười, năm Đinh Hợi (1407), Lê Cảnh Tuân gửi bức Vạn ngôn thư (thư muôn lời) cho Bùi Bá Kỳ – một người cùng chí hướng nhưng đã ra làm quan cho nhà Minh – song bức thư bị giặc bắt được, do đó ông buộc phải trốn đi xa. Mấy năm sau, người Minh cho lập các nhà dạy học ở kinh đô nước ta. Lê Cảnh Tuân Šải trang trở lại kinh thành và nhận dạy học, ngầm mưu việc cứu nước. Đến năm Tân Dậu (1411), quân Minh phát hiện ra ông chính là tác giả bức Vạn ngôn thư và bắt ông đưa về Yên Kinh. Theo Công dự tiệp ký của Vũ Phương Đề (1697 – -?), vua Minh hỏi ông : “Người khuyên 3á Kỳ làm phản là cớ sao ?”, Cảnh luân đáp : “Người nước Nam, mong nước Nam trường tồn, còn hỏi mà làm gì ?”, Vua Minh tức giận sai giam ông và con trai là Lê Thái Điên vào ngục. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, ông mất trong ngục 5 năm sau, có thể vào khoảng năm Bính Thân (1416).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Mai Ngữ

Tác phẩm của nhà thơ Lê Cảnh Tuân

Tác phẩm của ông có bức Vạn ngôn thư, đã mất. Hiện chỉ còn 2 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thí lục và ở các sách Tinh tuyển chư gia luật thí, Minh đô thị ; trong đó có 9 bài thơ thất ngôn bát cú và 3 bài ngũ ngôn tứ tuyệt.

Với 12 bài thơ chữ Hán còn lại cũng có thể nhận diện được phần nào tâm trạng và bản lĩnh thơ Lê Cảnh Tuân trong khúc quanh lịch sử đương thời.. Điều dễ nhận thấy là thơ Lê Cảnh Tuân in đậm tính chất thế sự, tức sự “xúc cảnh sinh tình”, thường gắn với những dấu mốc thời gian như : một ngày xuân mừng trời tạnh nắng, một ngày giỗ tổ tiên, giỗ mẹ ; khi khác là những địa điểm không gian dễ khơi gợi niềm trắc ẩn như : khi đi thuyền trên sông, khi thuyền dừng lại ở một trạm đêm xứ người, một ngày Nguyên đán ở trạm trên sông… Với những dấu mốc thời gian và không gian ấy, có thể nhận ra cảnh ngộ và con đường hành trình mà ông đi qua, những sự kiện trong đời mà ông đã trải nghiệm. Trong những ngày gian nan mưu sự nghiệp cứu nước, ông từng thể hiện chí khí một đấng nam nhi : “Thân dẫu già, chí hướng vẫn còn vững, Việc nghĩa phải làm, dù chết chẳng từ…, Ngang dọc bốn phương chính là sự nghiệp của kẻ làm trai, Được dạo khắp non sông cũng là việc hiếm có” (Vô ý). Sau này, khi đã cảm nhận rõ thời thế, ông bật lên tiếng thơ bi phấn, tiếng nói “tự phận ca” bất lực trước hiện tình đất nước. Và cũng chính nhờ thế mà thơ ông bộc lộ đúng tâm trạng kẻ sĩ và gián cách phản ánh được tấn bi kịch của dân tộc, gắn liền thân phận cá nhân mình với số phận đất nước : “Chuyện giúp đời hay đi ở ẩn, mặc dòng nước trôi, còn lòng nào nghĩ đến, Cuộc đời trôi nổi này lênh đênh bất định” (Nam Hải huyện Tư Giang dịch dạ bạc), có khi giữa mùa xuân mà ông chạnh lòng thương thân : “Cảnh đẹp gặp ngày mồng một tết, Luống thương thân này không nơi nương náu” (Nguyễn nhật giang dịch)… Xét trong bối cảnh đương ˆ „ thời, Lê Cảnh Tuân thể hiện sâu sắc tinh thần trách nhiệm trước đất nước phản chiếu qua nỗi đau đời và tấn bị kịch khó có thể khác được của dân tộc, góp phần tạo dựng nên sắc thái thơ ca bi hùng của thời đại.

Scroll to Top