The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Giới thiệu nhà thơ Lê Ngọc Hân

The Pocket Notebook - Wanderings - Journals and Journeys

Tiểu sử nhà thơ Lê Ngọc Hân

Nhà thơ Lê Ngọc Hân, vốn là một công chúa triều Lê. Cha là vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786), mẹ là Nguyễn Thị Huyền, người làng Phù Ninh (tục gọi làng Nành), tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Công chúa thứ 2 này của vua Lê Hiển Tông rất thông minh, giỏi kinh sử, sành thơ văn, được coi là một tài nữ đương thời.

Năm 1786, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất phù Lê diệt Trịnh, được vua Cảnh Hưng phong chức tước và gả công chúa Ngọc Hân, bấy giờ mới 16 tuổi. Bà theo chồng vào Phú Xuân. Năm 1789, Bắc Bình Vương lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung, Ngọc Hân được lập làm Bắc cung Hoàng hậu. Năm 1792, vua Quang Trung băng hà, để lại cho bà hai con nhỏ, lúc bà mới 22 tuổi. Bà qua đời năm 1799, vừa tròn 20 tuổi.

Tác phẩm của nhà thơ Lê Ngọc Hân

Theo Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích, năm bài văn tế Lê Ngọc Hân bằng chữ Nôm trong sách này, đều được viết vào năm Kỷ Mùi (1799), dưới triểu Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản). Bài thứ nhất, đọc trong tuần tế do vua Cảnh Thịnh đứng chủ tế. Bài thứ hai, đọc trong dịp tế điện do các công chúa, con gái Quang Trung đứng tế. Bài thứ ba đọc trong tuần tế do bà Phù Ninh Từ cung Nguyễn Thị Huyền (mẹ Ngọc Hân) đứng viếng. Bài thứ tư, đọc trong tuần tế do hoàng thân quốc thích nhà Lê ai điếu. Bài thứ năm, đọc trong tuần tế do họ Nguyễn làng Phù Ninh ai điếu. Sau khi bà mất, triều đình Tây Sơn suy tôn miếu hiệu bà là Như ý trang thân trinh nhất Vũ hoàng hậu. Về sáng tác, bà để lại Ai tư vãn, được viết ra ít lâu sau khi vua Quang Trung mất. Có người cho bài Văn tế vua Quang Trung cũng do bà khởi thảo. Lạicó ý kiến nghi vấn, cho rằng : cả hai bài này đều do đại thần Phan Huy Ích viết ?  Đến nay các nhà nghiên cứu đều coi Ai tư vấn là tiếng khóc chồng tha thiết, đằm thắm, phải do Lê Ngọc Hân viết, là tác phẩm chủ yếu của bà. Ai tư vãn là  một khúc ngâm gồm 164 câu song thất lục bát, là tiếng khóc chồng của người quả phụ, đồng thời cũng là tiếng khóc của một thần dân khi đấng anh quân vừa tạ thế.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Ngô Thì Trí

Sau khi nói rõ mối lương duyên hiếm có giữa bà và nhà vua, ơn nghĩa của Quang Trung đối với nhà Lê, khúc ngâm giãi bày lòng xót thương vô hạn của tác giả. Hơn nữa, Quang Trung là vị anh hùng cái thế “… áo vải cờ đào, Giúp dân dựng nước xiết bao công trình” thì nỗi đau buồn và luyến tiếc như nhân lên gấp bội! Từ ái ngại chung cho sự mất mát to lớn của cả nước đã từng chịu”… lượng cả ơn sâu, Mưa móc rưới khắp chín châu đượm nhuần” hoàng hậu Ngọc Hân chuyển sang ái ngại cho mình, cho các con thơ dại bé bỏng.

Những hình ảnh tang tóc dễ xúc động lòng người : “Gót lân chỉ mấy hàng lẫm chẫm, Đầu mũ mao mình tấm áo gai ; U ơ ra trước hương đài, Tưởng qua cảnh ấy chua cay dường nào ! “. Còn nỗi đau xé ruột của riêng mình, tác giả gửi cả vào những vần thơ não nuột : “Cảnh ly biệt nhiều phần bát ngát, Mạch sầu tuôn ai tát cho vơi ? Càng trông càng một xa vời, Tấc lòng thảm thiết chín trời biết chăng ?”.

Khúc ngâm kết thúc bằng trời thương biển nhớ và nỗi đau như vậy. Do cảm xúc chân thành và rất sâu sắc nên lời thơ tuôn ra như dòng suối lệ giản dị, tha thiết mà trong sáng, gợi hình gợi ảnh, dễ chinh phục lòng người. Do đó, thể song thất lục bát cũng đã được tác giả khai thác tối ưu, góp phần nâng thể thơ dân tộc này đến trình độ thành thục, điêu luyện.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Võ Quảng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top