Tiểu sử nhà thơ Lưu Trọng Lư
Nhà thơ Lưu Trọng Lư, sinh năm 1912, mất năm 1991. Quê gốc: Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Lưu Trọng Lư sinh trưởng trong một gia đình quan lại nho học. Thuở nhỏ, ông học ở trường tỉnh, rồi học ở Huế và Hà Nội. Ông đã từng dạy học ở trường tư, viết= văn, viết báo, làm thơ. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia văn hóa cứu quốc ở Huế. Kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV. Từ sau 1954, ông công tác ở Bộ Văn hóa, Tổng thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam (khóa II).
Tác phẩm của nhà thơ Lưu Trọng Lư
Tác phẩm đã xuất bản : Người sơn nhân (truyện – 1933), Chiếc cáng xanh (truyện – 1941), Khói lam chiều (truyện – 1041), Huế, một buổi chiếu (truyện – 1938), Tiếng thu (thợ – 1939), Tỏa sáng đôi bờ (thơ – 1959), Người con gái Sông Gianh (thơ – 1966), Từ đất này (thơ – 1971), Mùa thu lớn (tùy bút, hồi ký – 1978), Hồng Gấm (kịch thơ – 1973), Tuổi hai mươi (kịch thơ – 1973), Nữ diễn viên niển Nam (kịch hát cải lương), Cây thanh trà (kịch hát cải lương), Xuân Vỹ Dạ (kịch nói), Anh Trổi (kịch nói), Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký – 1989)…
Lưu Trọng Lư là một trong những chủ tướng của phong trào Thơ mới. Ngay từ buổi đầu của Thơ mới (1932 – 1933), ông đã là người cổ động tích cực cho Thơ mới trên thi đàn. Trước Cách mạng, thơ Lưu Trọng Lư tập trung chủ yếu trong tập Tiếng thu. Ông đã đến với thơ bằng tất cả tâm hồn sầu mộng của mình. Thế giới trong thơ Lưu Trọng Lư là một thế giới đầy “tình và mộng”. Ông đã diễn tả lòng mình một cách rất thành thực, kể cả nỗi buồn, những đam mê đắm đuối, những từng trái trong tình trường (Giang hồ, Còn chỉ nữu…). Ở Lưu Trọng Lư thơ, tình, mộng hòa quyện với nhau có lúc trở thành nhất . thể. Tiếng thư là bài thơ nổi tiếng nhất của ông với hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác, Đạp trên lá vàng khô”. Bài thơ sử dụng bút pháp chấm phá tượng trưng,nhạc điệu sâu lắng, có nhiều nét đồng điệu với hình ảnh lơ đãng, mơ màng của nhà thơ trong cuộc đời thực. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, lôi cuốn tất cả mọi người tham gia vào dòng chảy của nó. Trải qua nhiều sự chuyển biến của đất nước, tâm hồn nhà thơ cũng có nhiều thay đổi. Một loạt bài thơ gần gũi với tiếng nói quần chúng, với thơ ca hò , về dân gian ra đời (O tiếp tế Thừa Thiên, Ngò cải đơm hoa, Cái mũ nồi , Ông cụ Hồ Lô). Tuy chưa có được những bài thơ có sức vang dội lớn trong tầm hồn quần chúng, nhưng xuất phát từ sự gắn bó với nhân dân, ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ mới, Lưu Trọng Lư đã góp sức trong buổi đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng. Không mạnh mẽ về suy tưởng, thơ Lưu Trọng
Lư thiên về tình cảm. Những bài thơ xuất sắc của ông đều mang rõ phong cách riêng, đậm đà màu sắc dân tộc truyền thống, dễ đi vào lòng người. Giai đoạn sau này, bên cạnh việc làm thơ, Lưu Trọng Lư còn là người có nhiều đóng góp trong lĩnh vực sân khấu. Ông là tác giả của nhiều vở kịch thơ, kịch nói và ca kịch. Hai tập hồi ký Mùa thu lớn (1978) và Nửa đêm sực tỉnh: thuật tả đường thơ, đường đời của Lưu Trọng Lư là những tư liệu văn học có giá trị, ghi lại dấu ấn của một thời.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác