A Family Wealth Statement | LWM | Linden Wealth Management LLC

Giới thiệu nhà thơ Lý Văn Phức

A Family Wealth Statement | LWM | Linden Wealth Management LLC

Tiểu sử nhà thơ Lý Văn Phức

(1785 – 1849) 

 Nhà thơ Lý Văn Phức, tự Lân Chi hiệu Khắc Trai, xuất thân từ một vọng tộc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc,nối  đời làm bể tôi nhà Minh. Khi triểu Mãn  Thanh nắm quyền, nhiều con cháu họ Lý bỏ nước ra đi, một số đến Việt Nam,  cư trú tại phường Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận, phủ Hoài Đức, thành Thăng  Long, nay là Hà Nội. Năm sáu đời  trước, họ Lý đều nhận quan tước của  nhà Lê. Thân sinh ông không đỗ đạt gì, nhưng ba anh em ông đều đỗ Cử nhân và đều ra làm quan với triều Nguyễn.

Lý Văn Phức thi hỏng nhiều lần. Năm 1819, lúc đã 34 tuổi ông mới đậu.Cử nhân tại trường thi Hà Nội. Ra làm quan, ông được sơ bổ làm Hàn lâm biên tu, hai lần làm Chủ khảo trường thi Gia Định và Nghệ An, bảy lần tham gia sứ bộ đi các nước Tiểu Tây Dương, Phi Luật Tân (Philipin) và sang nhiều tỉnh phía nam Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, Hạ Châu. Bước hoạn lộ của ông cũng khá gập ghềnh, có khi ông bị nghỉ oan, bị cách chức và hạ ngục, nhưng đến năm 1841, vua Thiệu  Trị cất nhắc làm Tham tri bộ Lễ và được cử đi sứ Yên Kinh (Bắc Kinh). Ông mất lúc còn tại chức. 

Tác phẩm của nhà thơ Lý Văn Phức

Là người có tài năng và rất trung thành với các vua nhà Nguyễn, nên dù cuộc đời làm quan có thăng trầm, nhưng giữa vua và tôi vẫn tỏ ra tương đấc. Lúc Minh Mệnh ban Thập điều để củng cố uy thế của vương triểu, Ông viết Nhị thập tứ hiếu diễn ca và Phụ châm tiện lãm để minh họa. Rõ ràng về mặt tư tưởng, họ Lý còn bị hạn chế bởi quan điểm phong kiến chính thống. Tuy  vậy, thời trai trẻ chưa thành đạt, Lý Văn Phức sống ở đất Hà thành thanh lịch và  hưởng một nền văn học cổ điển nước nhà đậm đà hương vị dân tộc,  thắm đượm chất nồng say của đôi lứa tài tử giai nhân, chắc chắn ng quan họ Lý chỉ tiếp nhận giáo điều cho phải đạo thần tử mà thôi, còn tài hoa, chất nghệ sĩ của ông đã hướng ông về một “miền đất lạ” khác : thơ ca trữ tình – tình yêu, truyện tài tử giai nhân. – Về sáng tác, Lý Văn Phức để lại hàng chục tác phẩm lớn bao gồm thơ văn chữ Hán và thơ văn Nôm. Những tác phẩm chữ Hán gồm : Gia Định diễn tuyển ứng thì sao (tập thơ thù ứng), Mần hành tạp vịnh (tập thơ đi sứ sang Phúc Kiến), Việt hành ngắm (1833), Việt hành tục ngắm(1838), (thơ đi sứ sang Quảng Đông), Xuyết thập tạp ngắm (ghi lại những điều tai nghe mắt thấy)… Những tác phẩm chữ Nôm gồm có : Bát phong lưu truyện (1815) thơ lục bát có 90 câu, Tầy hỏi hành chủ phú(1830), Nhị thập tứ hiếu diễn ca (1835) thơ song thất lục bát, diễn ca 24 gương hiếu nghĩa của một tác giả Trung Quốc), Phụ châm tiện lãm, (thơ song thất lực bắt, một loại gia huấn ca dành cho phụ nữ). Ba truyện thơ lục bát :

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, danh tướng Phạm Ngũ Lão

Ngọc Kiều Lê, Cừu Loan nương (diễn ca hai cuốn truyện cùng tên viết theo thể chương hồi của văn học Trung Quốc), Tây Sương truyện (diễn ca kịch bản Tây Sương ký nổi tiếng của Trung Quốc). 

Trong hàng ngũ các tác gia văn học  cổ điển Việt Nam, Lý Văn Phức viết  nhiều, số lượng lớn, hầu như còn lạ  nguyên vẹn. Trừ một số thơ xướng họa mang tính thù tạc và một vài cuốn viết  ra để minh họa đạo đức phong kiến,  phần lớn đều có giá trị văn chương,  nhất là các truyện thơ.Truyện Tây Sương là một tác phẩm tiêu biểu, một thành tựu văn chương của ông. Lý Văn Phức không làm việc phiên dịch mà ông chuyển thể từ Cơ khúc Tây Sương (Nhượng Tống dịch là Mái Tây) thành một truyện thơ lục bát. Mượn một cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi truyền thống của Trung Quốc để viết thành truyện thơ Việt Nam thì nhiều người đã làm. Nhưng vay mượn một ca khúc để chuyển thành thể truyện thơ lục bát thì quả là độc đáo và Lý Văn Phức đã có những thành công rất đáng kể.

Truyện Tây Sương diễn ca mối tình đắm say giữa đôi tài tử giai nhân Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh. Sau khi Thôi Tướng quốc qua đời, hai mẹ con họ Thôi là Thôi phu nhân và Oanh Oanh đến chùa Phổ Cứu tổ chức lễ chay cho anh hồn của Tướng quốc được siêu sinh tịnh độ. Trương Quân Thụy vốn là khách của sư Pháp Bản đã đến ngụ tại chùa từ trước. Vừa thoáng thấy giai nhân, chàng Trương đã đem lòng mơ tưởng. Chàng tìm mọi cách xin được làm chay cho cha mình ghé vào đàn chay của mẹ con họ Thôi để được lui tới gần gũi Oanh Oanh. Thế là trai tài gái sắc yêu nhau say đắm, có nàng hầu Hồng Nương dắt mối đưa đường, thực chất là người xe duyên cho đôi lứa. Bỗng nhiên, tướng giặc Tôn Phi Hồ kéo quân đến vây chùa, đòi cướp Thôi tiểu thư về làm vợ. Hốt hoảng và bất lực, Thôi phu nhân bèn đưa ra lời hứa : hễ ai giải vây được giặc thì bà sẽ gả con gái cho. Thừa dịp may, Trương Quân Thụy đã đánh thư nhờ tướng quân Đỗ Xác, bạn cũ, giúp chàng. Giặc tan, Thôi phu nhân liền trở quẻ! Mụ thấy Trương chỉ là nho sinh chân trắng, không môn đăng hộ đối, bèn bịa ra chuyện trước đây chồng bà đã hứa hôn với Trịnh Hàng, kẻ đang giữ quyền cao chức trọng. Bất chấp sự cấm đoán của mụ, tình yêu Thôi – Trương vẫn gắn bó, mặn mà, nồng thắm. Mái tây chùa Phổ Cứu đã trở thành nơi hò hẹn. Sự việc vỡ lở, để giữ thể diện, Thôi phu nhân đành buộc lòng chấp nhận với điều kiện là Trương Quân Thụy phải đậu đại khoa. Cuối cùng, chàng cũng chiếm được bảng vàng bia đá và cùng Oanh Oanh kết mối lương duyên. Phóng tác bản tình ca Tây Sương, Lý Văn Phức đã nối tiếp tốt đẹp truyền thống truyện thơ trữ tình đậm đà tỉnh thần nhân văn chủ nghĩa của nền văn học cổ điển dân tộc. Vào thời ông,  truyện thơ đã phát triển mạnh, rất nhiều  giai tác đã lần lượt ra đời như Truyện Song Tinh, Truyện Hoa Tiên, Sơ kính tân trang, Phan Trấn và đặc ‘biệt Đoạn trường tân thanh, tức Truyện Kiều… Những thiên tình ca “dễ khiến người say” ấy hẳn đã từng hấp dẫn chàng thư sinh Hà thành. Dù sau này ra làm quan tại triều, có lúc ông phải phụ họa với các vua Nguyễn để cao đạo đức phong kiến, nhưng sự nghiệp văn chương lâu đài của ông thì lại rẽ sang hướng khác. Không phải ngẫu nhiên mà thị nhân họ Lý đã dành tâm lực, bút lực để viết một thôi ba truyện thơ tình đầy đặn, đắm say : Tây Sương, Cừu Loan nương và Ngọc Kiểu Lé. Hiện tượng này thật hiếm có Tây Sương ký là Nguyên khúc đặc sắc, thuộc hàng kiệt tác của nhân loại. Họ Lý giữ nguyên cốt truyện và kết cấu, nhưng chuyển thể từ ca khúc sang thể thơ lục bát. Chuyển thể, chọn lọc, gạt bỏ bớt đôi chỗ rườm rà, nhà thơ Việt Nam đã thực hiện chức năng sáng tạo ở một mức độ nhất định.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, hoàng đế Lý Thái Tổ

Với tư cách là một nghệ sĩ, Lý Văn Phức đã thể hiện sinh động cảm hứng lớn của nguyên tắc : hết lời ca ngợi mối tình Thôi – Trương đắm say, chung thủy, bất chấp mọi trở lực, kể cả quyền gia trưởng nghiệt ngã. Bi kịch của tình yêu ở đây không phải là sự tự ràng buộc bởi ý thức hệ phong kiến chính thống như trong Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, mà là quan niệm môn đăng hộ đối, dẫn đến sự “bội ước” của Thôi phu nhân. Đôi trai tài gái sắc đã phải vượt qua sự thử thách lớn ấy bằng tình yêu say đắm và bằng cả sự “liều lĩnh” đầy nghịch lý tại mái Tây chùa Phổ Cứu ! Lại nữa, lời lẽ vừa giãi bày, vừa buộc bện chí lý, sắc sảo của nữ tỳ Hồng Nương đã khuất phục được bà Thôi và mang lại hạnh phúc trọn vẹn cho cô chủ. Trong phần kết thúc, Trương Quân Thụy thì đỗ, làm quan, vừa lòng Thôi phu nhân. Câu chuyện xem ra có hậu, vẫn không làm giảm ý nghĩa của thiên diễm tình nổi tiếng xưa nay. Nhà nho, và sau này là ông quan đại thần, vẫn không che lấp, chỉ phối nhà thơ trữ tình Lý Văn Phức. Có người cho rằng ông chỉ dựa vào Tây Sương ký của Vương Thực Phủ để phóng tác và diễn ca. Đọc kỹ Truyện Tây Sương, ta thấy ông đã góp phần uốn nắn tính cách của một số nhân vật như sư Pháp Bản, Hồng Nương… cho phù hợp thực tiễn Việt Nam. Ông lại đạt được một số thành tựu nghệ thuật đáng kể : thể thơ lục bát được vận dụng thành thục và linh hoạt, từ ngữ tiếng Việt và màu sắc, âm thanh được chọn lọc, xếp đặt tỉnh tế để thể hiện trọn vẹn cảm hứng trữ tình – tình yêu mang yếu tố lãng mạn của nguyên tác. Cũng như nhiều nhà thơ khác, Lý Văn Phức vừa là nhà nho, vừa là tác gia tài tử. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Đinh Nhật Thận

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top