Tiểu sử nhà thơ Ngân Giang
Nhà thơ Ngân Giang, sinh ngày 20.3.1913 tại phố Hàng Trống, Hà Nội, tên thật là Đỗ Thị Quế. Các bút danh khác: Nguyệt Quyên, Hạnh Liên, Đỗ Quế Anh. Quê gốc : làng Hướng Dương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Bà sinh trưởng trong một gia đình hiếu học, có truyền thống yêu nước, yêu văn học từ nhỏ. Trước Cách mạng, thơ Ngân Giang được đăng trên nhiều tờ báo ở Hà Nội : Trung Bắc tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Đông Phương, Tri tân, Đàn bà, Phụ nữ thời đàm, Hồn nước, Phổ thông bán nguyệt san và ở Sài Gòn : báo Điện tín, báo Mai… Sớm được giác ngộ, Ngân Giang hăng hái tham gia cách mạng, kháng chiến. Song, do hoàn cảnh gia đình, bà phải – trở về Hà Nội, vừa lo nuôi dạy con cái, vừa cố gắng tham gia một số công tác kháng chiến: ở nội thành. Sau hòa bình (1954), bà tiếp tục sống ở Hà Nội và làm thơ. Bà mất 17.8.2002 tại Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi.
Tác phẩm của nhà thơ Ngân Giang
Tác phẩm gồm : Giọt lệ xuân (thơ – 932), Tiếng vọng sông Ngân (thơ – 1944), Thơ Ngắn Giang (thơ – 1990).
Ngân Giang yêu thơ và làm thơ sớm. Năm 9 tuổi (1925), bà đã có thơ Vịnh Kiều đăng báo Đông Pháp và được mệnh danh là “nữ sĩ tí hon”. Năm 16 tuổi, bà đã cho xuất bản tập thơ đầu tay : Giọt lệ xuân. Năm 1944, Ngân Giang in tiếp tập thơ Tiếng vọng sông Ngân, tập thơ đã thực sự đem lại vinh quang cho nữ sĩ. Thơ Ngân Giang giai đoạn này đề cao tinh thần dân tộc, yêu nước ca ngợi võ công của Trưng Nữ Vương, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…với những Mê Linh, Bạch Đằng, Xuân chiến địa… Thơ bà cũng thấm đượm một nỗi buồn, một sự cảm thông, chia sẻ với nỗi cô đơn và khát vọng tình cảm của người phụ nữ. Hai mạch cảm hứng này hòa hợp khá nhuần nhị trong bài Trưng Nữ Vương của Ngân Giang.
Gắn bó với cách mạng, với những hoạt động cách mạng do Đảng lãnh đạo, thơ Ngân Giang sau Cách mạng tháng Tám (1945) thấm đượm tinh thần yêu nước có tác động cổ vũ quần chúng tham gia kháng chiến, đề cao uy tín của Cụ Hồ, của cách mạng. Những năm tuổi cao, Ngân Giang viết nhiều về chính cuộc đời mình. Thơ là những tâm sự trăn trở của bà với chính mình và cuộc sống thường nhật, phảng phất một nỗi buồn.
Thơ Ngân Giang mang bản sắc riêng. Đó là dòng thơ về căn bẩn thuộc thế giới thơ cổ điển. Bà chủ yếu làm thơ Đường luật. Thơ bà đậm đà tình ý, dễ rung cảm lòng người. Ngoài thơ trữ tình, Ngân Giang còn viết bút ký, viết phú. Những bài phú : Thu, Ngày về… ghi nhận một đóng góp của bà trong thể loại văn học truyền thống của dân tộc.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác