Nguyễn Bính – Wikipedia tiếng Việt

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bính

Nguyễn Bính – Wikipedia tiếng Việt

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Bính

Nhà thơ Nguyễn Bính,sinh năm 1918, mất năm 1966, có tên thật là Nguyễn Trọng Bính. Quê gốc : xóm Trại, thôn Thiện Vịnh, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ sớm mồ côi mẹ, được cha dạy học ở nhà, sau đó về quê ngoại ở thôn Vân, xã Cộng Hòa, huyện Vụ: Bản, Nam Định học với cậu ruột, là thân sinh của nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn. Nguyễn Bính làm thơ từ năm 13 tuổi. Năm 1937, Nguyễn Bính đã có tập thơ Tâm hồn tôi được nhận Giải thưởng khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Từ 1943 đến 1945 Nguyễn Bính đi vào phương Nam. Cách mạng tháng Tám – 1945 bùng nổ rồi kháng chiến toàn quốc, Nguyễn Bính ở lại Nam Bộ, tham gia phong trào Nam Bộ kháng chiến với các cương vị : phụ trách Hội văn nghệ cứu quốc tỉnh Rạch Giá, Phó chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh tỉnh Rạch Giá, sau đó về Đồng Tháp Mười làm việc ở Ban văn nghệ khu 8. Năm 1948 đến 1951, Nguyễn Bính công tác ở Liên khu miền Tây. Năm 1953, Nguyễn Bính về U Minh và xây dựng gia đình tại đó. Cùng năm đó, Nguyễn Bính về lại Đồng Tháp Mười. Năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, công tác ở Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1956, ông làm Chủ bút tuần báo Trăm hoa, được ba số thì báo bị đình bản. 1964, Nguyễn Bính nhận công tác ở Ty văn hóa Nam Hà. Ông mất tại Nam Định. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nam Xương

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bính

 Tác phẩm : Tâm hồn tôi (thơ – 1937),  Lỡ bước sang ngang (thơ – 1940), Một nghìn cửa sổ (thơ -1941), Hương cố nhân (thơ – 1941), Người con gái ở lầu hoa (thơ – 1942), Mười hai bến Nước (thơ – 1942), Mây Tần (thơ – 1942), Bóng giai nhân (kịch thơ viết chung với Yến Lan – 1942), Tập thơ yêu nước (thơ – 1946), Sóng biển cỏ (thơ – 1946), Ông lão mài gươm (thơ – 1953), Trăng kia đã đứng ngang đầu (thơ – 1953), Những dòng tâm luyết (thơ – 1953), Mừng Đảng ra đời (thơ – 1953), Đồng Tháp Mười (thơ – 1955), Trẻ ta về (thơ – 1955), Gửi người vợ miễn Nam (thơ – 1955), Tiếng trống đêm xuân (truyện thơ – 1957), Trông bóng cờ bay (truyện thơ – 1957), Nước giếng thơi (thơ – 1057), Tình nghĩa đôi ta (thơ – 1960), Cô Son (chèo – 1961), Đêm sao sáng (thơ – 1962), Bức thư nhà (thơ – 1976), Tuyển tập (thơ – 1986), Thơ Nguyễn Bính (thơ – 1986), Thơ tình Nguyễn Bính (thơ – 1987), Cây đàn tỳ bà (truyện thơ – 1988), Xuân tha hương (thơ – 1989), Chân quê (thơ – 1991), Lỡ bước sang ngang (thơ – 1992), Thơ Nguyễn Bính chọn lọc (thơ – 1992).

Với những bài thơ đậm nét phong cách dân gian, Nguyễn Bính trở thành một trong những nhà thơ làm nên một “thời đại trong thi ca”. Từ khi xuất hiện trên thi đàn dân tộc, những bài thơ lục bát tài hoa, đậm đà sắc thái ca dao của Nguyễn Bính đã đi vào lòng người bởi sự gắn bó với cội nguồn, với “hồn xưa của đất nước”.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1898)

Giữa bao thi sĩ cùng thời, Nguyễn Bính không lẫn vào số đông mà “đứng riêng một cõi”. Là thi sĩ của đồng quê, là nhà thơ chân quê, nhưng là người mang nghiệp chướng tha hương nên trong thơ Nguyễn Bính trước 1945 không chỉ thấm đượm hồn thôn dã, mà còn ôm mối “sầu đô thị”. Sống trong môi trường đô thị, Nguyễn Bính càng ý thức về cá nhân một cách sâu sắc, vừa muốn chối bỏ, lại vừa muốn hòa nhập vào văn minh đô thị. Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ ca dân gian, nhưng ông không phải nhà thơ dân gian mà là một nhà thơ mới lãng mạn. Sau 1945 và trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Bính liên tiếp cho ra đời những bài thơ yêu nước, ca ngợi cuộc chiến đấu gian lao mà anh dũng của chiến sĩ và đồng bào ở mảnh đất phương Nam. Trong số đó có bài thơ Tiểu đoàn 307 mang âm điệu hào hùng được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc, lan rộng cả nước.

Từ sau ngày hòa bình được lập lại trên miền Bắc đến những ngày cuối cùng của đời mình, Nguyễn Bính trở về sống và công tác ở miền Bắc và quê hương Nam Định. Thi hứng của Ông trong giai đoạn này hướng về đề tài đấu tranh thống nhất đất nước, về cuộc sống sản xuất và chiến đấu nơi quê nhà. Màu sắc dân dã, tính chất “chân quê” trước sau vẫn là nét phong cách cơ bản của thơ Nguyễn Bính.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Giang Nam

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top