Bullet Journal – Jackson Journal

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bullet Journal – Jackson Journal

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)

 Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, húy Văn Đạt, tự Hanh Phủ. Quê gốc : làng Trung Am, huyện Vĩnh Lai, tỉnh Hải Dương, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Ông sinh ra trong một gia đình gia giáo truyền thống, cha là Nguyễn Văn Định, hiệu Cù Xuyên tiên sinh, có văn tài, học hạnh, mẹ là Nhữ Thị Thục, hiệu Lan Hoa, con gái Thượng thư tiến sĩ Nhữ Văn Lan, thông tuệ, am hiểu lý số. Từ nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tỏ ra thông minh, hiếu học, được mẹ đem kinh truyện và thơ quốc âm ra dạy, Lớn lên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thụ nghiệp Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, quê Thanh Hóa, được thầy tận tình dạy bảo, truyền thụ cho môn học Dịch lý và sách Thái ất thân kinh. Tuy học giỏi và sớm nổi tiếng về tài tiên trí nhưng sống trong xã hội đang loạn lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm ẩn chí, đợi thời, không chịu ra ứng thí để có điều kiện tham chính. Mãi sau, triều Mạc thay triều Lê, tình hình xã hội tương đối ổn định, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới ra ứng thí. Lúc đó ông đã 45 tuổi. Ông đậu Trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535), niên hiệu Đại Chính thứ 6, đời Mạc Đăng Doanh, sau đó làm quan, trải thăng đến chức Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các đại học sĩ. Ở triều được 8 năm (1535 – 1542), thấy gian thần hoành hành, tình hình triều chính ngày một xấu, ông bèn dâng sớ xin chém 18 lộng thần mà không được triều đình chấp thuận, lại không muốn liên lụy với rể là Phạm Dao và cha hắn là Phạm Quỳnh – loại quyền thần đang cậy thế hoành hành mới thác bệnh, xin trí sĩ. Trong những năm sống ở quê nhà, các vua Mạc thỉnh thoảng lại vời ông về triều hỏi bàn những việc hệ trọng, hoặc cho sứ giả về am Bạch Vân hỏi ý kiến. Ông lái nhiều lần đi theo quân Mạc đánh họ Vũ ở Tây Bắc, có lần xuống tận Sơn Nam dụ Nguyễn Quyện, học trò của mình, bỏ Lê – Trịnh trở về với Mạc ở kinh đô. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tham chính trong cảnh “về hưu tại chức, làm quan tại nhà” cho mãi đến những năm ngoài 70 tuổi mới treo mũ từ quan. Nhiều đời vua triều Mạc trọng thị Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể là thực lòng, nhưng chủ yếu là muốn dựa vào uy vọng của ông. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không thích quan cao tước cả, nhưng ở ông, duyên nợ với triều Mạc thật khó dứt. Hơn nữa, ông cũng muốn qua việc tham gia chính sự mà tác động đến thời cuộc. Cũng do nhiều năm phụng sự triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn được thăng chức. Khi cáo quan về, chức quan của ông chỉ vào loại tam phẩm, nhưng sau trải thăng đến Thượng thư, thái phó Trình tuyển hầu, rồi Trình quốc công, cực phẩm triều đình. Ở làng quê, bên bờ sông Tuyết Hàn, ngay khi về trí sĩ từ năm 1543, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dựng am Bạch Vân, lấy đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập: quán, xây chùa, bắc cầu, trồng cây phúc đức, mở trường dạy học. Học trò ông có nhiều người nổi tiếng như : Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyện.., người thì suốt đời ẩn dật, người phò tá Lê – Trịnh, người giúp họ Mạc. Ông được người đương thời tôn kính như bậc thầy. Ngoài triều Mạc, họ Trịnh, họ Nguyễn đều phái sứ giả tới am Bạch Vân hỏi ý kiến ông về những việc hệ trọng. Tháng Một năm Ất Dậu (1585) ông mất, hưởng thọ 95 tuổi. Đình Thì Trung thay mặt môn sinh viết văn tế tôn ông là Tuyết Giang phu tử.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tác phẩm : chữ Hán có Bạch Vân am thi tập, một số bài văn bia, văn chuông và vài chục bài văn tế làm giúp người khác. Chữ Nôm có Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Các tập sấm ký Nôm thường viết theo thể thơ lục bát, mang tên Trạng Trình như : Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ v.v… và một số truyền thuyết, giai thoại về Trạng Trình, là những tư liệu ít nhiều có tính chất văn học dân gian, tuy chưa có gì xác thực về văn bản, vẫn rất hữu ích khi tìm hiểu Trạng Trình.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Bá Học

Bạch Vân am thi tập còn gọi là Bạch Vân am Trình quốc công thi tập, theo lời tựa của tác giả, tập thơ có đến nghìn bài, hiện chỉ còn già nửa. Thơ được viết theo thể luật Đường hoặc cổ thể, thất ngôn hoặc ngũ ngôn. Đáng chú ý là sự xuất hiện một số bài thơ ngũ ngôn trường thiên như những bài Trung Tân quan trì, Ngụ hứng, Tăng thử, Quan kỳ cổ ý, Quan ngự, Thượng loạn, Cảm thời cổ ý, Cảm hứng.. bài ngắn chừng vài chục câu, bài dài đến vài trăm câu, đều có đề tài và dung lượng ít thấy trong thơ thời trước. đề tài thơ khá đa dạng. Có đề tài thể hiện tâm sư tác giả như : ngụ ý, cảm hứng, ngụ hứng, tự thuật, tự thán, cảm tác, ngẫu thành, tức sự… Có đề tài viết về các sự kiện trong đời tác giả như việc ra giúp nhà Mạc, theo vua Mạc về kinh đô, đi tồng chỉnh… Có đề tài liên quan đến đạo lý quân thần, tam cương ngũ thường. Có đề tài viết về quan hệ đồng liêu, thân hữu, có đề tài viết về thế sự, nhân tâm… Nhưng đáng chú ý là thơ viết về thiên nhiên tạo vật chú ý là thơ viết về thiên nhiên tạo vật. Thơ vịnh vật chia theo các môn loại (Thiên văn môn, Địa lý môn, Cầm thú môn, Phẩm vật môn. v.v…) đã thấy trong thơ Nôm Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập. Nhưng trong thơ chữ Hán thì chưa thấy có thi tập nào vịnh vật nhiều như Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tập thơ không những, có những bài viết về bầu trời (nhật, nguyệt, tinh, phong, vũ, lôi, sương, lộ, v.v…), Về thời tiết, khí hậu (xuân, hạ, thu, đông, hàn, thử, thanh minh, trung thu, trùng dương, v.v…), Về nơi Ở của người (thôn, tỉnh, thị, lầu, các. v.v…), mà còn nhiều bài viết về cầm thú (phượng. hạc, nhạn, yết, gà, Vịt, trâu, bò, ngựa, chó, cò, vẹt…), về côn trùng (kiến, ve…), về cây cối, hoa quả (mai, lan, cúc, trúc, đào, mận, chanh, cam vải, nhãn, sung, khế, dưa hấu, ngô, khoai, lúa, cau, dâm bụt v.v..), về vật loại thường dùng (nhà, cửa, giường, chiếu, nệm, gối, bàn ghế, mâm, bát, thìa, mũ, nón, chày, cối, đá mài, ống nhổ v.v…). Điều đó chứng tỏ đề tài trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đa dạng, rất bình dị, dân đã, thi hứng khá dồi dào và ý đồ muốn nhận thức thế giới qua muôn loài, muôn vật đã như một nhu cầu của cảm hứng sáng tạo.

Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập còn khoảng trên 170 bài, trong đó có một số bài giống với thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm thời Hồng Đức, có lẽ do người thời sau sưu tập, rồi sao chép lẫn lộn. Trừ vài mươi bài từ mục Cương thường tổng quát trở đi là có những để mục cụ thể như : Giới đệ tử sự sư (Răn học trò thờ thầy), Tử sự phụ mẫu (Con thờ cha mẹ), Giới sắc (Răn người ham mê sắc đẹp), Giới đổ bác (Răn người mê CỜ bạc), Giới sùng Phật vô ích (Răn sùng Phật vô ích) v.V…, đa số thơ còn lại không có để mục. Hầu hết là thơ thất ngôn bát cú luật Đường. nhưng quá nửa là luật Đường, dạng xen lục ngôn, một lối thơ xuất hiện nhiều trong thơ Nôm Nguyễn Trãi và thơ Nôm thời Hồng Đức. Cũng như thơ Nôm Nguyễn Trãi, thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm có ít bài “ngôn chí”, “tải đạo”, phần lớn vẫn rất bình dị khi bộc lộ tâm hồn chân chất lão thực của nhà thơ cũng như miêu tả một cách sinh động, cụ thể đất nước con người và đời sống xã hội. đề tài của thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là ca tụng cảnh nhàn dật, phủ định công danh phú quý, phê phán thói đời đen bạc, nhận tâm, thế đạo suy vi, đề cao lối sống trung thực, khắc kỷ, phục thiện, an bần lạc đạo, khôn nguôi tấc lòng ưu quốc ái dân.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Trần Tiêu

Là một tác giả lớn của văn học TK XVI, XVII, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một khối lượng tác phẩm không nhỏ với nhiều chủ đề lớn, mang tính đặc trưng của văn học thời đại. Lâu nay, khi tìm đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm, người ta thường trước hết để cập tới nội dung triết học trong thơ ông và gọi ông là nhà thơ triết lý. Quả thực, Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng tình thông Dịch lý, Tượng số học. Những luận điểm triết học như tương sinh, tương khắc, biến dịch, tuần hoàn, âm dương tiêu trưởng, V.V… mà ông thường nói tới, đều bắt nguồn từ Kinh Dịch và Lý học. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong thời loạn, quan tâm đến thời cuộc, tư tưởng triết lý ở ông là tấm gương phản chiếu một xã hội đầy biến động, là nỗi khát vọng của con người muốn vươn lên tìm hiểu tự nhiên và xã hội, là niềm băn khoăn của cả thời đại về vận nước, hướng phát triển của xã hội, lối thoát cho con người. Ông đem những luận điểm triết học giải thích sự biến động xã hội, soi rọi vào lòng người, rút ra bài học cho mình và cho đời để khẳng định khả năng phục hồi thời bình trị để cảnh cáo bọn giàu sang đắc thời, đắc thế : “Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò”. Ứng phó với lẽ biến dịch, Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ trương “lạc thiên tri mệnh”, sống theo lẽ tự nhiên, đặt thân mình ra ngoài vòng ganh đua, khéo vụng ở cõi đời, lấy nhàn tâm, dưỡng tính, an nhiên tự do tự tại làm quan niệm nhân sinh lý tưởng. Không thể đánh giá quá cao thái độ nhàn tản, lánh đời, giữ mình yên thân mà phải thấy nhàn, tiên, vô sự trong thơ ông chỉ là một cách sống, một lối sống, không là cứu cánh, là vô trách nhiệm với đời. Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy nhiều năm ẩn dật “mà lòng không ngày nào quên đời, ưu thời mẫn tục đều lộ trong thơ” (Vũ Khâm Lân), tráng chí, hoài bão và niềm “ái ưu vằng vặc”” vẫn cứ là nỗi đam mê mà ông đeo đẳng đến trọn đời. Cũng như Nguyễn Trãi, lo nước thương đời vẫn là nét bản chất nhất trong cuộc đời và tác phẩm của Trạng Trình. Cũng như Nguyễn Trãi, ông để “chí hướng về việc nghĩa, tha thiết vương vấn trong lòng từ thuở bình sinh”, muốn “mở rộng nhân chính… trải khắp ánh sáng trong trẻo đến bốn phương”, và khuyên kẻ làm vua “nếu có ngọn đuốc soi sáng” thì nên “soi thấu đến dân đen ở xóm quạnh, nhà tranh”. Kế thừa truyền thống nhận thức của những nhà ái quốc vĩ đại về vai trò và sức mạnh của người dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định : sức dân như nước… phải dùng nhân để kết mối vững bền”. Rằng : “bến nước yên dân là việc đầu mối”, “từ xưa đến nay nước lấy dân làm gốc, được nước nên biết là ở chỗ được lòng dân”. Nguyễn Bỉnh Khiêm ao ước một thời Nghiêu Thuấn để “vua và dân đều hưởng thái bình”, mong triều đình có những người “vì nước mưu toan” để dân khỏi “vương vào đói rét”, Ông mừng vui khi nam “thuận hòa thời tiết… biết chắc dân được mùa”, lo lắng những năm đại hạn, xót xa trước cảnh “núi xương sông máu”, dân chúng phiêu bạt, ly tán, xóm làng xơ xác tiêu điều vì chiến tranh phi nghĩa. Ông dùng những lời mách bảo bóng gió mong thuyết phục các tập đoàn phong kiến chấm dứt xung đột để tránh đau khổ cho dân. Ông nguyền rủa bọn quý tộc, quan liêu thối nát, bọn giàu có lòng dạ hiểm độc, vạch trần bản chất xấu xa và tính chất tham bạo của giai cấp phong kiến, cảnh cáo chúng trước công luận, lương tâm, tin rằng một ngày kia bọn tham ác ấy sẽ phải “phơi xác trong triều ngoài chợ” (Tăng thử) trước nỗi hả hê của bao người lương thiện. Những năm về già, sống ở am Bạch Vân, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn giữ trọn “tấm lòng tiên ưu”. Nhưng cũng đến khi về già, nhà thơ, nhà tư tưởng lớn nhất của thời đại này, vẫn chưa ý thức được chế độ phong kiến quan liêu theo mô hình Nho giáo, dẫu được triều Mạc phục hồi vẫn cứ dần dần bộc lộ những mặt bất lực và hạn chế trước yêu cầu của lịch sử. Cuối cùng, ông chỉ biết than thở : “Giúp nước thương dân chưa thỏa lòng ta hồi trước, Băn khoăn rất thẹn già không có tài”. Lập công không đạt, ông lui về lập ngôn, dùng văn chương “ngôn chí”, “tải đạo”, khuyến thiện trừng ác, giáo huấn, cảnh tỉnh người đời, với kỳ vọng : nếu đạo đức, nhân phẩm được giữ gìn và bồi dưỡng thì tâm tính con người sẽ lạc thú, hài hòa mà xã hội cũng sẽ đi tới chỗ tốt đẹp. Ông vực lại đạo đức, lễ giáo đã một thời suy đốn, phê phán phong hóa suy đồi, thói đời đen bạc, mai mỉa thế tục trọng của khinh người, đổ xô vào đường danh, lối lợi như điên như cuồng, không biết dừng nghỉ ở nơi đâu! Đạo lý mà ông nêu lên vẫn nằm trong cái khuôn : nhân nghĩa, trung hiếu, kiệm cần… của nho gia. Nhưng trong cuộc đời ẩn dật gần dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu được ảnh hưởng của văn hóa, văn học dân gian, của tư tưởng tình cảm nhân dân, của lối sống thuần hậu, chất phác ở thôn đã, nên đạo lý ấy đã có phần giản dị, lành mạnh, nhân ái, trung hậu… rất gần với nhận thức của nhân dân về những mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình và xã hội. Ảnh hưởng của Nho, Phật cũng như của tư tưởng, tình cảm nhân dân đã làm cho nội dung đạo đức mà Nguyễn Bỉnh Khiêm nêu lên có tính chất kết tỉnh, sáng tạo, xứng đáng với truyền thống đạo đức dân tộc. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng về triết lý, giáo hối, nhưng có chiều sâu của sự suy tưởng, có thái độ ôn tồn thuyết giải và rất đỗi chân tình. Chân tình lo nước, thương đời, chân tình khuyên nhủ, bàn bạc, mách bảo điều hơn, lẽ thiệt cho người, chân tình ngay cả khi tố cáo, phê phán những tệ lậu xã hội. Hầu như ông nghĩ sao viết vậy nên thơ bao giờ cũng giản dị, lão thực. Vũ Khâm Lân, Phan Huy Chú đều khen thơ ông “tự nhiên không gò gẫm, đơn giản, mà thư sướng, đạm bạc mà có ý vị”, “thanh cao, tiêu sái, hồn hậu…”, “đọc qua thơ ông dù nghìn năm sau còn tưởng thấy như trăng trong gió mát”. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp tục truyền thống thơ Nôm Nguyễn Trãi trên hai hướng Việt hóa từ ngữ, điển cố Hán học trong khuôn khổ Đường luật, Đường luật pha lục ngôn và rèn giữa, nâng cao ngôn ngữ văn học dân tộc từ ngôn ngữ văn học dân gian cùng với ngôn ngữ xã hội nói chung. Vì vậy, thơ ông đậm đà phong vị dân tộc, gân guốc, cô đọng, súc tích mà vẫn hồn hậu, sinh động, bình dị.  Nguyễn Bỉnh Khiêm là cây cao bóng cả, tỏa rợp bóng hình trên lĩnh vực văn hóa, văn học của cả một thời đại. Thành tựu văn chương để lại cho đời chính là chân giá trị tạo nên một Nguyễn Bỉnh Khiêm tác gia văn học kiệt xuất, danh nhân văn hóa lớn của dân tộc.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà sử học Phan Phu Tiên

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top