I Found the Perfect Notebook for Left-Handed People

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Hành

I Found the Perfect Notebook for Left-Handed People

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Hành (1771 – 1824)

        Nhà thơ Nguyễn Hành, cũng có tên là Nguyễn Đạm, tự Tử Kính, hiệu Nam Thúc, biệt hiệu Ngọ Nam hay Nhật Nam. Ông là con Điền Nhạc hầu Nguyễn Điều, cháu nội Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, gọi Nguyễn Du là chú ruột. Quê gốc : làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ học ở Thăng Long, lớn lên ông biết rộng, thơ văn hay, được các sĩ phu tôn vinh là một trong “An Nam ngũ tuyệt”. Ông có tham vọng nối dõi truyền thống thế gia nhưng đến tuổi trưởng thành, do nhiều biến thiên dữ dội của thời Lê mạt -Nguyễn sơ nên ông không có dịp thi thố sở học và tài năng của mình. Lại nữa, họ Nguyễn Tiên Điền sa sút, thất thế, phân tán trước cơn lốc của lịch sử. Nhà nho tài hoa không tìm ra phương hướng hành động. Tuy chưa thành đạt nhưng Nguyễn Hành bị chi phối bởi quan điểm chính thống : “Trung hiếu chi gia ninh sự nhị ?” (Dòng dõi trung hiếu sao lại thờ hai vua ?). Ông không chịu ảnh hưởng của Nguyễn Nễ hay Nguyễn Du, hai ông chú ruột của mình. Lúc Tây Sơn thống nhất Nam Bắc, lập triều đại, ông lẩn tránh, không ứng chiếu cầu hiền. Khi Nguyễn Gia Long lên ngôi, xuống chiếu lục dụng, ông cũng không hưởng ứng. Ông sống lưu lạc ở Bắc Thành (tức Thăng Long) cam chịu cảnh bần hàn. Nguyễn Hành không an bần lạc đạo mà ông phải trải qua đói nghèo, tủi nhục, thiếu thốn đủ đường, lòng ông luôn hoài tưởng triều Lê… Có lẽ vậy mà ông mất sớm ?

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hàng

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Hành

         Về sáng tác thơ văn, ông để lại hai tập thơ chữ Hán là Quan Đông hải Minh Quyên thi tập. Ở ông, cái tâm sự hoài Lê quả là da diết triên miên. Trong Quan Đông hải có bài như Cầm: ca (Bài ca đàn cầm) chỉ nói chuyện “gảy khúc đàn cầm” mà nỗi ai hoài vẫn cứ xốn xang ; “Chỉ để giải nỗi lòng mình, Chưa dám cầu người tri âm” !

           Viết Mai Hắc Đế từ (Đền thờ Mai Hắc Đế) ông không chỉ ca ngợi “Uy danh Hắc Đế mãi chẳng mòn”, mà ông còn bày tỏ nỗi hận lòng, vì mình không báo đáp được gì cho tiền triều : “Kim cổ phế hưng đa thiểu hận, Thu phong đàn giáp nhất bi ca” (Hưng phế xưa nay | bao nỗi hận, Vỗ gươm gửi gió chạnh ca buồn). Ông dành tập Minh quyên (Tiếng cuốc kêu) rõ ràng có ngụ ý hoài Lê. Trong bài Đỗ quyên (Chim cuốc) không chỉ nói việc vì nỗi oán hận mà khạc ra máu mà ông còn mỉa mai chê trách những ai chỉ quen thói dua nịnh xu thời “Bất năng học hoàng ly, Dao dao vụ nhân thích” (Không thể như hoàng oanh, Tung tăng cho người thích). Thái độ của Nguyễn Hành bảo  thủ nhưng dứt khoát. Cuộc sống bần hàn, thất thế cũng in đậm nét trong thơ ông : “Tích thời quý công tử, Kim dã lão thư sinh” (Công tử sang buổi trước, Học trò già hôm nay – Bắc thành lữ hoài). Ông còn cảm thấy thấm thía vì nghèo, không tránh khỏi tủi nhục khi “có người cho gạo” (Hữu quỹ mễ giả). Cuộc sống lay lắt của ông chẳng khác mấy cuộc sống của những người nghèo kiết. Viết Túy thái bình (Say sưa cảnh thái bình) ông phê phán bọn “phong lưu phú quý” và nêu cảnh “người ăn xin” đầy rẫy để đối sánh. Thơ ông còn đẻ cập đến bao nỗi khổ khác như thế lực vạn năng của đồng tiền, khuynh đảo mọi kỷ cương (Kim Ngữ), như nạn dịch tế lớn (Đại dịch) cướp đi “mấy chục vạn người, khắp thành thị và thôn quê đều náo động sợ hãi” vào năm đầu niên hiệu Minh Mệnh. Chính nạn đại dịch này đã cướp cả “nhất thế tài hoa” tức đại thi hào Nguyễn Du, vị thân thúc khả kính của Nguyễn Hành.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Huy Hồ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top