Tomoe River 52 gsm Paper Pad - A4 - Blank - White - 100 Sheets | JetPens

Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Hữu Hào

Tomoe River 52 gsm Paper Pad - A4 - Blank - White - 100 Sheets | JetPens

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Hữu Hào

Nhà thơ Nguyễn Hữu Hào. Quê gốc:  làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, sau di cư vào Thừa Thiên. Ông xuất thân từ một gia đình võ tướng. Cha là Nguyễn Hữu Dật (1614 – 1691), một danh thần bậc nhất của triều Nguyễn, văn võ kiêm toàn, đã lập công lớn trong tất cả các trận tấn công hay  phòng thủ đối với chúa Trịnh. Nguyễn  Hữu Hào là con đầu. Em là Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – I700) cũng là một tướng có công rất lớn trong sự nghiệp mở rộng đất đai của chúa Nguyễn về phía Nam. Các sách chỉ chép Nguyễn Hữu Hào mất năm 1713 mà không chép năm sinh hoặc tuổi thọ. Tác giả Hoàng Xuân Hãn giả thiết là 1647 () – 1713 (đời dẫn Truyện Song Tỉnh). Nguyễn Hữu Hào là người có trí dũng, giỏi mưu lược, có tài văn học. Vì là con đại tướng, năm 1672, ông được tập tước vào hàng Hoàng Lương hầu. Năm 1689, ông có hàm Cai cơ, coi trấn Cựu Dinh, rồi làm thống lĩnh đạo quân tiến vào Chân Lạp. Ông muốn dùng uy đức hàng phục đối phương, không tiến quân lại “nhẹ.dạ tin kế trá hàng của địch” nên bị chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trân kết tội “làm trở ngại kỳ hạn hành quân”. Ông bị cách chức, truất tước hầu cho làm dân thường. Sách Lịch triểu tạp kỷ chép thêm rằng Hào Lương sau khi về dân tịch, “làm nhà ở dưới núi Hòn Mô (tức núi Ngự Bình), ngắm cảnh, đọc sách, vui đạo, ngao du nhàn tản, trong lòng hớn hở, thoải mái”. Về sau, ông được chúa Minh Nguyễn Phúc Chu phục lại chức cũ. Từ năm 1704 – 1713, ông được bổ nhậm chức trấn thủ Quảng Bình. Ở trấn 9 năm, với lòng nhân ái ông đã được b¡nh sĩ, nhân dân mến phục. Mùa thu năm Quý Ty (1713), ông mất khi tại chức, được chúa tặng tên thụy là Đôn hậu công thần, thụy là Nhu “ừ.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hoàng Sĩ Khải

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Hữu Hào

Sáng tác của Nguyễn Hữu Hào chỉ còn lại truyện Nôm Truyện Song Tỉnh. Các sách đều viết, ông soạn sách này khi ở trấn Quảng Bình. Tác phẩm từng bị thất lạc một thời gian dài. Cuối TK XIX, nhà nho Lâm Hữu Lân tìm được một bản sao Truyện Song Tỉnh đời chúa Nguyễn. Ông đem sửa chữa, rút ngắn rồi cho chép sang chữ quốc ngữ. Khoảng trước 1910, Nguyễn Hữu Lân đọc theo trí nhớ cho con cháu chép lại bản phiên âm, còn bản Nôm lại bị bỏ quên. Năm 1934, ông Đông Hồ Lâm Tấn Phát (cháu gọi Lâm Hữu Lân là bác) tìm lại được, sau bản Nôm lại thất lạc. Năm 1962, ông Đông Hồ đem in bản phiên âm của Lâm Hữu Lân ở Sài Gòn, bản này gồm 2.216 câu lục bát, xen một vài bài thơ Đường luật, thư, văn tế bằng biển văn. Về sau, Hoàng Xuân Hãn tìm lại được bản Nôm, năm 1987, cho công bố bản phiên âm từ chính bản Nôm nói trên. Văn bản có 2.396 câu, gồm 2 bài thất ngôn bát cú, 1 bức thư (40 câu), 1 bài văn tế (38 câu) biển văn và 2.302 câu lục bát. Theo Hoàng Xuân Hãn văn bản Nôm nay còn thấy đã mất trang cuối, nhưng “chỉ thiếu độ 4 vế là nhiều. Có thể tạm coi truyện Nôm này dài cả thảy 2.400 về”. Bản Nôm hiện còn thấy không mang tên truyện. Sách Đại Nam liệt truyện – tiên biên gọi là Song Tỉnh Bất Dạ, nhưng Bất Dạ chỉ là tên tự của nhân vật Song Tỉnh. Theo Đông Hồ, ở Hà Tiên xưa người ta gọi là Truyện Song Tỉnh. Ngày nay cũng như vậy.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Tchya

Cốt truyện Truyện Song Tỉnh đã dựa vào một tiểu thuyết nhỏ của Trung Quốc, được soạn vào cuối triều Minh đầu triều Thanh, với tên Định tình nhân (người có tình yêu gắn bó) : Song Ông và Giang Ông cùng làm quan cao tại triều. Song Bà sinh được hai con trai. Vì chậm sinh, Giang Bà nhận Song Tĩnh làm con nuôi, sau sinh được một con gái đặt tên là Nhụy Châu. Song Ông bị bệnh chết, Song Bà đưa cơn về quê Ở Thục Xuyên. Từ đó họ không biết tin nhau. Lớn lên, Song Tỉnh xin mẹ cho đi xa tìm thầy, tìm duyên. Khi qua Thiệu Hưng, gặp Giang Ông. Thấy chàng tuấn tú, Giang Ông đưa về nuôi và dạy học. Song Tỉnh gặp Nhụy Châu, 2 người yêu nhau cùng trao lời thể. Ít lâu sau, Song Tinh vẻ thăm mẹ rồi thi đỗ Trạng nguyên. Phò mã họ Đỗ muốn kén chàng làm con rể không được bèn tâu vua sai Song Tỉnh cầm quân làm chánh sứ trấn yên các phiên quốc. Khi đó ở Thiệu Hưng, con quan Hách Nguyên Nhung là Hách Sinh muốn lấy Nhụy Châu, bị từ chối, hấn mưu với giám quan bất nàng tiến cung. Nhụy Châu thuyết phục cha mẹ nhận Thể Vân (thị nữ của nàng) làm con nuôi và nhờ Thể Vân thay mình lấy Song Tỉnh. Trên đường vào kinh, đang đêm Nhụy Châu lén ra mạn thuyển nhảy xuống sông tự tử. Nàng được cứu sống, được đưa về Thục Xuyên, giấu ở nhà Song Bà. Song Tình hoàn thành công việc, an toàn trở về, qua Thiệu Hưng thăm nhà họ Giang, biết tin Nhụy Châu chàng rất đau khổ. Ông bà họ Giang ép chàng lấy Thể Vân, theo di thư của Nhụy Châu. Không thể từ chối, Song Tỉnh cưới Thể Vân nhưng không chịu cùng nàng chung sống. Chàng về triều báo công, được vua ban khen. Song Tỉnh về quê thăm mẹ, gặp lại Nhụy Châu và Thể Vân.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Dư Thị Hoàn

Chàng làm lễ thành hôn với cả hai vợ một lần. Gia đình hạnh phúc, vinh hiển. Truyện Song Tỉnh miêu tả một cuộc tình duyên tự do vượt qua sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, vượt qua những thành kiến xã hội, chiến thắng bạo lực và sự độc ác của bọn quan lại phong kiến, bảo vệ hạnh phúc lứa đôi thủy chung. Chủ để tác phẩm đã góp phần thể hiện trào lưu nhân văn của thời đại. Thể thơ lục bát ở Truyện Song Tỉnh đã đạt trình độ cao. Tuy là truyện tình nhưng tác phẩm chú trọng vào tự sự và đối thoại, ít chú ý phân tích tâm lý nhân vật. Lời thơ mộc mạc, giản dị, đôi chỗ còn thô sơ. Đặc biệt, trong thơ Truyện Song Tỉnh có chất hài hước, dùng cách chơi chữ khi biểu hiện ý đùa vui hoặc nói về quan hệ trong đời sống vợ chồng. Truyện Song Tỉnh là một trong những áng thơ Nôm cổ quý hiếm, khẳng định sự trưởng thành của nền văn hóa văn học Đàng Trong. Đây cũng là loại truyện thơ Nôm lục bát xuất hiện sớm của văn học dân tộc nói chung, văn học Đàng Trong nói riêng, để cập tới chủ đề tình yêu tự do, một chủ để đang có tính cập nhật của sáng tác văn học đương thời.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top