Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Mộng Tuân (1930 – ?)
Nhà thơ Nguyễn Mộng Tuân, tự là tha Văn Nhược, hiệu là Cúc Pha. Quê gốc: Viên Khê, huyện Đông Sơn, trấn Thanh Hóa (nay là tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ năm Canh Thìn (1400) đời Hồ Quý Ly, niên hiệu Thánh Nguyên thứ nhất. Giặc Minh xâm lược, ông lui về ở ẩn. Khi Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa, ông đến yết kiến nơi đóng quân, được giao phụ trách Trung thư lệnh, soạn thảo văn từ, có lúc chuyển sang quan võ làm Thượng kinh xa đô úy. Ông làm quan triều Lê, trải qua các đời Lê “Thái Tông (1434 – 1442), Lê Nhân Tông (1442 – 1459) đều được trọng dụng, từng giữ chức Tả nạp ngôn ở Môn hạ sảnh. Ông từng được sung vào ban chấm thi các kỳ thi hội cùng Nguyễn Trãi, tham gia các phái đoàn tiếp sứ. nước ngoài, cầm quân cùng Lê Thụ đi đánh Chiêm Thành trong đời Lê Nhân Tông.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Mộng Tuân
Tác phẩm : Cúc Pha thi tập, hiện còn “43 bài, được chép trong các tuyển Việt âm thi tập, Tỉnh tuyển chư gia luật thi, Toàn Việt thi lục. Ông sáng tác nhiều phú, hiện còn được chép trong Quản hiển phú tập. Ngoài ra ông còn phụ trách soạn văn bia như bia Trịnh Khả.
Thơ Nguyễn Mộng Tuân thể hiện cảm xúc và suy tư của ông về đất nước, nhân dân và tiết tháo của kẻ sĩ. Là người biết tiếp thu tư tưởng nhân dân của nho gia ở khía cạnh tích cực, là người từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông nhận thức được sức mạnh to lớn của nhân dân. Trong bài thơ chữ Hán Dán thủy (Dân như nước), ông khẳng định : “Quần sinh tụ tán doanh hư thế, Chúng chí tòng vi thuận nghịch lưu” (Cảnh dân lúc hợp, lúc tan, như nước, lúc đầy lúc vơi. Chí dân theo hay chống giống như nước lúc xuôi, lúc ngược). Cũng từ việc nhận thức được sức mạnh của nhân dân, ông khẳng định điểu tâm đắc: Muốn thắng người không cần phải có thành cao hào sâu “Phục nhân bất dụng cố kim thang” (Độc. Lam Sơn thực lục hữu cảm), mà cần thu phục lòng người, được lòng “người thì có sức mạnh vÔ địch. Nguyễn Mộng Tuân thường viết vềcảnh: thiên nhiên đất nước qua đó thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đến đất Phong Châu, ông xúc động trước vẻ hùng vĩ của núi Tản, vẻ kỳ thú của sông Nhĩ Hà mà nghĩ tới công ơn vua sáng nghiệp, tới lòng dân hướng về ` bậc minh quân : “Tản Viên thường tồn tý dân niệm, Nhĩ Hà minh kiến sự trung quân” (Tản Viên sừng sững còn đó, lo che chở cho dân, Nhĩ Hà soi sáng cho lòng trung với vxa). Qua Hàm Tử quan, ông tự hào trước chiến công đời Trần,.cảm nhận sự thất bại thảm hại của kẻ thù, suy ngẫm về sức mạnh và sức sống diệu kỳ của dân tộc : “Thung mộc mai hà, xuân thảo lục, Độc lâu khiếu nguyệt, d2 trào hàn” (Hàm Tử quan) (Cọc gỗ lớn chôn dưới sông, CỎ mùa xuân thăm thắm, Đầu lâu giặc gào dưới trăng, nước triểu đêm lạnh lẽo).
Là người yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, ở nhiều bài thơ, Cúc Pha đã nói lên cái chí và cái tâm của kẻ sĩ Trong thơ Mạn thuật, ôn thể hiện cái chí báo đáp ơn nước ơn vua : “Thệ kiệt thốn tâm thù đại tạo” (Thể đem hết tấc lòng báo đáp ơn 20 lập to lớn). Cái tâm “tiên ưu hậu lạc” do trước, vui sau): “Chức chiết miếu đường tam hậu lạc, Dân đâu mãn hác thiết tiên ưu” (Góp vào công việc nhà nước, tự then mình cũng dự vào hàng những người vui sau thiên hạ, Dân rơi vào vực lầm than, tấm lòng gắn với mối lo trước thiên hạ). Nhân cách của Nguyễn Mộng Tuân còn sáng lên trong những vân thơ cảm thắn đượm vị chua chát khi chứng kiến cảnh công thần bị sát hại : “Xưa nay không có người công thần nào giữ được toàn tính mạng” (Thiện xử – Khéo ở), hoặc những vần thơ tự thẹn khi cứ khư khư ôm tước lộc, những vận thơ kiên quyết vứt miếng đỉnh chung (bài Hoài lộc Ôm tước lộc). Thơ Nguyễn Mộng Tuân giàu chất triết lý. Ở những bài hay, thường có Sự kết hợp giữa lý trí và tình cảm, tính hàm súc và tính trong sáng, giản di. Tuy nhiên, tiếng thơ của Nguyễn Mộng Tuân đôi khi trở thành tiếng nói tán dương và tuyên truyền đạo Nho, mặc dù rất thành tâm nhưng cũng không tránh khỏi giáo điều, khuôn sáo.
Thành công lớn nhất, đóng góp lớn nhất của Nguyễn Mộng Tuân là ở thể phú. Với 41 bài phú hiện còn, Nguyễn Mộng Tuân là một trong những tác giả giữ vị trí quán quân vẻ phú. Trừ một SỐ bài tán tụng những điển tích thời Nghiêu Thuấn, tán dương, thù phụng công đức các vua Lê, nhìn chung di sản phú của Nguyễn Mộng Tuân là một đi sản có giá trị. Số bài phú hay của Ông có tới hàng chục bài, trong đó nhiều bài nổi tiếng như Chí Linh sơn phú (Phú núi Chí Linh), Lam Sơn giai khí phú (Phú khí tốt Lam Sơn), Nghĩa kỳ phú (Phú cờ nghĩa), Hậu Bạch Đằng giang (Bài phú viết sau về sông Bạch Đằng), Xuân đài phú (Phú xuân đài)…
Về nội dung cảm hứng, những bài phú của Nguyễn Mộng Tuân thể hiện sâu sắc niềm tự hào trước truyền thống dân tộc, tự hào trước thời đại anh hùng với chiến công hiển hách của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi. Trong Hậu Bạch Đằng gian phú ông tiếp nối Trương Hán Siêu thời Trân mượn hình tượn dòng sông lịch sử để cả ngợi truyền thống dân tộc. So với những cái tên nổi tiếng tăm lịch sử Trung Quốc như Xích Bích, Hợp Phì… thì danh tiếng sông Bạch Đăng còn vượt xa hơn nhiều. Vì dòng sông không chỉ ghi lại bao chiến tích lẫy lừng chống ngoại xâm mà còn là nơi hội tụ truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, tác giả ca ngợi “địa linh” để ca ngợi “nhân kiệt”, ca ngợi người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ đó ngợi ca sức mạnh dân tộc và thời đại. Nguyễn Mộng Tuân viết nhiều bài phú
ca ngợi đất Lam Sơn, núi Chí Linh, vì đó là những hình tượng hội tụ được cả cái gian khổ, quyết tâm và cả khí thế, sức mạnh chiến thắng của cuộc khởi nghĩa. Ông mượn hình tượng núi Chí Linh để nói lên khí phách của người anh hùng : “Chín phần tử, mười phần sinh, tuy ở chốn hiểm nghèo mà có ngất trời khí thế” (Chí Linh Sơn phú). Ông mượn hình tượng đất Lam Sơn để thể hiện khí thế và sức mạnh của lòng yêu nước, nhân nghĩa : “Cờ nghĩa đã kéo, mao trắng vẫy lên, Khiến hào kiệt đi theo như mây cuốn”, để ca ngợi đức lớn, đức lành của dân tộc : “Không đùng gấm vóc bọc núi rừng, Mà lấy đạo đức làm đẹp” (Lam Sơn giai khí phí). Niềm tự hào dân tộc của Nguyễn Mộng Tuân thật sâu sắc khi ông để cao rất mực truyền thống đạo lý nhân nghĩa của dân tộc : “Cờ nghĩa vua ta cao phất, Che rợp cả bậc Hán, Đường” (Nghĩa kỳ phú). Cũng từ nhận thức này mà trong mối quan hệ giữa “địa linh” và “nhân kiệt”, ông luôn để cao vai trò của con người có tài, có đức. Trong Lam Sơn phú, tác giả cực tả địa thế hùng vĩ của đất Lam Sơn, khẳng định tầm quan trọng của “đất thiêng”: “Cao ngất tầng trên, Hùng vĩ nhờ trời phú tính”, nhưng mục đích là để khẳng định vai trò quyết định của con người có đức: “Núi cao hình sắc muôn màu, đức cao lồng lộng chín châu đượm nhuần”. Đề cao yếu tố con người, những bài phú của Nguyễn Mộng Tuân đã thể hiện một tư tưởng nhân văn cao đẹp trong thời trung đại. Về nghệ thuật, trừ một số hạn chế như có khi rơi vào sáo mòn, công thức, phú – của Nguyễn Mộng Tuân vẫn có những sáng tạo trong cấu tứ, trong cách truyền đạt. Những bài phú hay của ông, tuy hướng vào chủ đề quen thuộc nhưng vẫn có những bất ngờ trong cách tạo ý, trong triển khai lập luận. Tác giả đã kết hợp được trong thể phú vẻ đẹp của tư tưởng, tình cảm lớn với vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh tráng lệ, vẻ đẹp của nhịp điệu hào hùng, tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ. Nhận định về Nguyễn Mộng Tuân, Lê Quý Đôn viết : “Thơ văn ông bình dị, được nhiều người ham chuộng”.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác