Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Trực

Paper Fountain pen Notebook Financial Plan, Inc., writing, publishing, business, desktop Wallpaper png | PNGWing

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Trực

(1417 – 1473)

Nhà thơ Nguyễn Trực, tự Công Dĩnh, hiệu Hu Liêu. Quê gốc : làng Bối Khê,huyện Thanh Oai, sau theo mẹ lên ở làng Nghĩa Bang, nay là xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Tây. Cha Nguyễn Trực là Nguyễn Thì Trung có trình độ học vấn, nối được gia phong. Đời Hồ, quân Minh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Thì Trung bất hợp tác với giặc, lánh về phía tây ở thôn Tiểu Động Mộng, làng Nghĩa Bang, nay là xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, Hà Tây. Sau khi Lê Lợi bình định được cả nước, hạ chiếu cầu người hiền tài, biết Thì Trung la người có học, có đức hạnh, nhà vua mời về kinh sư nhậm chức Thư khế ở Quốc tử giám. Nguyễn Trực sinh ngày 16 tháng Năm năm Đinh Dậu (1417), tại am Long Đẩu, núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. 10 tuổi, ông nổi tiếng là thần đồng. 12 tuổi, ông đã làm được các thể thơ văn. Năm Giáp Dần niên hiệu Thiệu Bình thứ nhất (1338), Nguyễn Trực 18 tuổi dự thi hương ở Sơn Tây, đỗ đệ nhị danh. 26 tuổi, Nguyễn Trực đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên), khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đời Lê Thái Tông. Ông là Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê và là người đứng đầu trong các bia Tiến sĩ ở Văn miếu. Nguyễn Trực đã được Lê Thái Tông phong chức Quốc tử giám thị thư sau ngày đỗ Trạng nguyên. Đời Lê Nhân Tông (1443 – 1459), đầu niên hiệu Thái Hòa (1443), Nguyễn Trực nổi tiếng vẻ văn chương nên được bổ làm Trực học sĩ Viện hàn lâm kiêm Vũ ky đô úy. Năm 1444, vì sự nghiệp văn chương rạng rỡ, ông được thăng An phủ sứ phủ Nam Sách, khi về triều lại được bổ chức Thị giảng, thăng đến Trung thư thị lang.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Lộ Trạch (1853 - 1898)

Năm Quang Thuận 7 (1466), Nguyễn Trực nhậm chức Tổng thư lệnh, vì ốm nặng nên ông xin về dưỡng bệnh ở quê mẹ, làm nhà đọc sách, bốc thuốc cứu dân. Sĩ tử khắp nơi theo về thụ giáo có tới hàng ngàn. Nguyễn Trực mất vào giờ Sửu ngày 28 tháng Chạp năm Quý Ty (1473) tại phường Thịnh Quang, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, nay thuộc thủ đô Hà Nội, thọ 57 tuổi.

Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Trực

Nguyễn Trực sáng tác rất nhiều gồm : Hu Liêu tập, Kinh nghĩa chữ văn tân tập, Ngu nhàn tập nhưng đều thất lạc, nay chỉ còn 6 bài thơ chữ Hán chép trong Toàn Việt thi lục. Một số bài văn : Bối Khê Trạng nguyên đình đốt sách (Bài văn sách thi đình của Trạng nguyên Nguyễn Trực làm trong dịp thi đình năm 1442), Khai khoa tứ y quan yến diện tạ biểu (Bài biểu tạ ơn việc mở khoa thi và ban áo mũ yến tiệc), viết khi thi đỗ và bài Văn bia Mục Lăng soạn chung với Nguyễn Bá Ký nói về sự nghiệp Lê Nhân Tông. Một số lời bình của Nguyễn Trực bình thơ Lê Thánh Tông trong tập Cổ tâm bách vịnh. Về y học, Nguyễn Trực có cuốn sách Bảo anh dương phương tập hợp các bài ca phú, biện luận về thuốc và phương pháp chữa bệnh cho trẻ em.

Thơ văn Nguyễn Trực thể hiện tiết tháo của người làm quan, dửng dưng với công danh, phú quý, muốn sống an bản lạc đạo, tìm về với thiên nhiên, thôn quê bình dị “Hà nhật tây sơn sơn hạ lộ, Thoa y tiểu lạp khán xuân canh” (Chưa biết ngày nào trên đường đi dưới núi tây, Mang áo tơi, đội nón lá, đi xem cày ruộng mùa xuân). Thơ ông tự  nhiên, giàu cảm xúc và ít bị khuôn sáo. Phan Huy Chú đánh giá thơ Nguyễn Trực “Lời và ý đều thanh nhã, đáng ưa” (Lịch triểu hiến chương loại chí).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Bùi Minh Quốc

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top