Tiểu sử nhà thơ, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú
(1782 – 1840)
Nhà thơ, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú, có tên là Hạo, sau đổi là Chú, tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong. Ông xuất thân từ dòng dõi thế gia, họ Phan Huy. Quê gốc : làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sau di cư ra ấp Yên Sơn, làng Thụy Khuê, phủ Quốc Oai, nay thuộc tỉnh Hà Tây. Ông là con Tiến sĩ Phan Huy Ích. Ông, cha, chú đêu đậu Tiến sĩ. Thuở nhỏ, ông nổi tiếng hay chữ ở vùng Quốc Oai. Ông đã từng dự hai kỳ thí Hương đều chỉ đậu Tú tài nên thường gọi là ông Kép Thầy. Ông mở trường dạy học và soạn sách tại quê nhà. Năm 1821, vua Minh Mệnh biết tiếng, có chỉ triệu ông vào Kinh, cho làm Biên tu Quốc tử giám (Huế). Năm 1828, ông được thăng chức Phủ thừa phủ Thừa Thiên. Sau đó thăng Hiệp trấn tỉnh Quảng Nam. Ít lâu sau bị giáng xuống làm Thị độc Viện Hàn lâm. Hai lần ông được cử đi sứ Trung Quốc. Sau lần thứ hai, ông bị cách chức vì vua kết tội lạm quyền. Tiếp đến, ông phải đi công cán sang Nam Dương, lúc về được giao một chức quan nhỏ. Chán nản, ông lấy cớ có bệnh, cáo quan về làng tiếp tục dạy học, soạn sách.
Tác phẩm của nhà thơ, nhà nghiên cứu Phan Huy Chú
Là nhà nho uyên bác, có hoài bão và có phương pháp khoa học, ông bắt đầu biên soạn sách từ hồi còn đi học. Khi được vẻ Kinh, ông đã dâng lên Minh Mệnh bộ Lịch: triều hiến chương loại chí, và được nhà vua khen thưởng. Đây là công trình trước tác lớn nhất của ông và cũng là một trong những công trình lớn nhất của đất nước, được coi là “Bộ bách khoa toàn thư” đầu tiên của nước ta. Ngoài ra ông còn có cuốn Hoàng Việt địa dư chí biên khảo ghi chép về địa lý Việt Nam.
Ra lần xuất ngoại, Phan Huy Chú đều có tác phẩm để lại. Hai lần đi sứ Trung Hoa ông có Hoa thiều ngâm lục (thơ) và Hoa trình tục ngâm. Lần đương trình hiệu lực sang Nam Dương, ông viết Dương trình ký kiến (cũng có tên Hải trình chí lược).
Tuy nhiên, các tập thơ và văn đi sứ kể trên của Phan Huy Chú ít có nét đặc sắc. Sở trường của ông tạo nên danh tiếng bất hủ là kỳ công biên khảo sách Lịch triều hiến chương loại chí. Tác phẩm đồ sộ này gồm 43 quyển, phân thành các loại chí như Quốc dụng chí, Quan chức chí, Khoa nhục chí, Văn tịch chí VV… Bất cứ loại chí nào cũng được ông khảo cứu cụ thể, tường tận. Lời văn biên khảo chính xác, súc tích, mạch lạc, lưu loát, ít nhiều có giá trị văn chương.Ví như trong Nhân vật chí, khi viết về Trương Hán Siêu, ngoài tính chính xác của tiểu sử, ông còn trích dẫn thơ, kèm theo lời bình về sự nghiệp thơ văn của họ. Những tiểu tRuyện như vậy đều rất hấp dẫn.
Cả khi viết về địa lý các vùng trong nước, học giả Phan Huy Chú vẫn có cái văn phong của nhà khoa học và nhà văn học. Ví như khi viết về phú Thông Hóa (nay là huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn) trong Địa dư chí chẳng hạn, ngoài phần mô tả núi sông, địa hình, kể sản. vật, xác định cư dân, ông đặc biệt lưu ý . truyền thuyết về sự hình thành hồ Ba Bể, danh thắng có hạng. Cách ăn ở, phong tục tập quán của các tộc người. Thổ, Nùng… cũng được phản ánh khá kỹ. Kết thúc bài viết, ông còn ghi lại hai bài thơ chữ Hán luật Đường của Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ tả miền đất tươi đẹp và sinh hoạt phong phú của nhiều dân tộc thiểu số ở trọng trấn Thái Nguyên này.
Đứng về góc độ khảo cứu phê bình văn hóa và văn học, Vấn tịch chí là một công trình thư mục hết sức bổ ích bao gồm Hiến chương, Kinh sử, Thi văn và Truyện ký. Có lẽ Phan Huy Chú đã noi gương nhà bác học Lê Quý Đôn khi viết chương Nghệ văn chí trong Lê triều thông sử, và ông làm công việc bổ sung rất đáng kể. Trong lúc họ Lê mới chỉ ra tên sách và một vài chỉ dẫn cho I 15 bộ sách, thì Phan Huy Chú đã giới thiệu được 213 bộ. Có nhiều bộ được ông giới thiệu khá kỹ, trích lời tựa của các danh nho đương thời, hoặc bản thân ông viết bài giới thiệu bình giá. Ông còn làm công việc trích tuyển những tác phẩm mà ông tâm đắc. Với việc thống kê thư mục, ông đã làm nhiệm vụ của nhà phê bình văn học khá đặc sắc. Về phương diện này, ông còn nêu lên được một số tiêu chí mang tính chất lý luận phê bình. Theo lời 7 mà ông đã viết cho cuốn Quế Đường thi tập của Lê Quý Đôn, cần có sự phân biệt giữa ngâm vịnh (thơ) và trước thuật (biên khảo), tức là giữa sáng tác và nghiên cứu. Ông đã nêu lên lập luận khá đúng đắn : sáng tác đòi hỏi cảm hứng, cảm xúc nhanh nhạy và sự phát hiện mới lạ, nghiên cứu cần chiều sâu, hợp lôgíc, bao quát mà bảo đảm tính hệ thống. Riêng về mặt trước thuật, ông đã thể hiện mẫu mực, có hiệu quả trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương loại chí.
Tiếp nối Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đã tiếp cận được phương pháp “khoa học trong trước thuật, để lại cho hậu thế di sản quý giá và nhiều bài học lớn.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác