Tiểu sử nhà thơ, nhà sử học Phan Phu Tiên
(2-?, khoảng cuối TK XIV – đầu TK XV)
Nhà thơ, nhà sử học Phan Phu Tiên, tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên. Quê gốc : làng Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) niên. hiệu Quang Thái thứ 9 (1396) đời Trần Thuận Tông, làm Quốc sử quán, An phủ sứ Sơn Nam, Hoan Châu. Thời giặc Minh xâm lược ông về quê vợ thứ hai ở làng Hạ Yên Quyết cùng huyện. Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429) đời Lê Thái Tổ, ông ra thi khoa Minh kinh cùng với các Tiến sĩ cũ như Triệu Thái, Trình Thuấn Du, được bổ dụng ở Quốc sử quán và Quốc tử giám. Thời gian làm việc ở Viện quốc sử, ông giữ chức Đồng tu sử, vâng mệnh triều đình biên soạn Việt âm thi tập. Năm 1433, sách cơ bản soạn xong và ông đã viết lời tựa. Phan Phu Tiên dự định chỉnh lý thêm nhưng sau đó ông được cử đi nhậm chức An phủ sứ phủ Thiên Trường, rồi ở Hoan Châu. Sau nhiều năm công cán, ông lại về làm tại Quốc sử quán. Năm 1445, đời Lê Nhân Tông, ông được cử viết Đại Việt sử ký tục biên, nối tiếp Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu đời Trân, chép việc từ đời Trần Thái Tông cho đến khi giặc Minh rút quân về nước. Sau mười năm, bộ Đại Việt sử ký tục biên được hoàn thành vào năm 1455. Ngoài ra, Phan Phu Tiên còn soạn thảo cuốn Thực vật toát yếu.
Tác phẩm nhà thơ, nhà sử học Phan Phu Tiên
Tác phẩm có Việt âm thi tập (sách do Phan Phu Tiên khởi soạn và Chu Xa kế tục biên soạn), Đại Việt sử ký tục biên, Thực vật toát yếu. Các cuốn sách trên đều đã thất lạc. Hiện chỉ còn lại ba bài thơ của ông chép trong Toàn Việt thi lục.
Với Việt âm thi tập, Phan Phu Tiên là người đầu tiên tập hợp thơ Việt Nam từ thời Lý – Trần đến đầu đời Lê (thơ chữ Hán). Theo lời tựa của tác giả thì Việt âm thi tập gồm “những tác phẩm hay của người nước Nam và của người phương Bắc có quan hệ với nước nhà, cùng với những câu quê mùa thô kệch”. Có thể thấy quan điểm nho gia và tinh thần dân tộc đã chỉ phối soạn giả khi làm sách. Tuy nhiên, nổi bật lên trong toàn tuyển tập vẫn là ý thức dân tộc và niềm tự hào dân tộc. Ngay nhan đề Việt âm thi tập (Tập thơ ghi lại âm thanh của đất Việt) đã thể hiện ý thức giữ gìn và chấn hưng nền văn hóa, văn học dân tộc, sự quý trọng đối với ngôn ngữ thi ca mang bản sắc dân tộc.
Tập Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên đã thất lạc, nhưng qua ghi chép của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư thì có thể thấy được phần nào bộ sử của họ Phan. Trong lời tựa, Ngô Sĩ Liên cho biết, ông đã viết Đại Việt sử ký toàn thư trên cơ sở Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu đời Trần và Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên đâu thời Lê. Nếu vậy thì phần viết từ Trần Thái Tông đến năm 1428 trong Đại Việt sử ký toàn thuế chính là hình bóng của bộ Đại Việt sử ký tục biên. Qua phần này có thể thấy ngòi bút viết sử của Phan Phu Tiên vừa giàu giá trị sử học, vừa mang giá trị văn học. Ông không chỉ ghi lại một cách chính xác các sự kiện lịch sử, bình luận lịch sử, với quan điểm tương đối đúng đắn, mà còn ghi lại được cả không khí lịch sử, khắc họa diện mạo, tính cách của nhiều nhân vật lịch sử một cách khá sinh động.
Phan Phu Tiên chỉ còn lại ba bài thơ nên khó có thể nhận định về sự nghiệp thơ ca của ông. Điều có thể thấy được qua ba bài thơ là tấm lòng trân trọng của Phan Phu Tiên đối với học vấn, văn hóa. Trong bài Ví nhận cẩu giáo (Làm người nên học) ông khuyên mọi người, nhất là thanh niên “trẻ mà không học khó làm nên”, vì học vấn là “cái thềm” để “thăng đường” sự nghiệp. Trong bài Hạ Gián nghị đại phu Nguyễn Ức Trai (Mừng quan gián nghị đại phu Nguyễn Ức Trai) ông ca ngợi Nguyễn Trãi vừa là công thần khai quốc, vừa là nhà văn hóa lớn có công mở mang, chỉnh đốn lễ nhạc, điển pháp. Bài Đương đạo Lương Phán quan nhậm mãn viết tặng một ông quan họ Lương mãn hạn nhậm chức, Phan Phu Tiên tiếp tục “khẳng định chí hướng cao đẹp của nhà-nho là chỉ nghĩ đến trách nhiệm, đến “tư văn”, ít khi nghĩ đến thân mình. Có thể nói ý thức về nền văn hiến dân tộc là một ý thức xuyên suốt ngòi bút Phan Phu Tiên, dù là viết sử, biên soạn sách hay sáng tác thơ văn.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác