Wanderings Classic Vintage Refillable Leather Notebook Journal Perfect for  Writing, Gifts, Fountain Pen Users, Sketching and Professionals (Brown):  Amazon.in: Office Products

Giới thiệu nhà thơ, nhà văn Phạm Đình Hổ

Wanderings Classic Vintage Refillable Leather Notebook Journal Perfect for  Writing, Gifts, Fountain Pen Users, Sketching and Professionals (Brown):  Amazon.in: Office Products

Tiểu sử nhà thơ, nhà văn Phạm Đình Hổ

(1768 – 1839)

Nhà thơ, nhà văn Phạm Đình Hổ, tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiểu, người làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Đông, nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân dòng dõi thế gia, cha đậu Hương cống, làm quan đến Tuần phủ Sơn Tây dưới triều Lê Cảnh Hưng. Đại gia đình đã dời về Thăng Long. Ông có nhà riêng ở phường Hồ Khẩu, huyện Thọ Xương, thuộc phủ Hoài Đức, nay là phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Sớm mồ côi cha, việc học chểnh mảng, sau này ông mới được vào học tại Quốc tử giám, dự thi hương, ông đậu Sinh đồ (tức Tú tài). Dưới triều Tây Sơn, ông lánh về Đan Loan cam phận kẻ hàn nho. Nhà Nguyễn lập triều đại, xuống chiếu thu dụng nhân tài. Ông được triệu vào kinh, sơ bổ chức Biên tu Hàn lâm viện, sau cất nhắc lên Thừa chỉ viện đó. Ít lâu sau, ông sung chức Tế tửu Quốc tử giám và cuối cùng nhậm chức Thị giảng học sĩ.

Tác phẩm nhà thơ, nhà văn Phạm Đình Hổ

Về sáng tác, Phạm Đình Hổ là người có ý thức để lại sự nghiệp cho hậu thế  bằng trước thư lập ngôn và đã để lại một di sản tương đối lớn. Về văn, ông  có hai tập là Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án) bằng chữ Hán. Về thơ, ông có Đông Dã học ngôn thi tập và Tùng cúc liên mai tứ hữu bằng chữ Hán.

Về khảo cứu địa lý, lịch sử, văn hóa, ông để lại các sách : An Nam chí, Ô châu lục, Ai Lao sử trình, Lê triều hội điển, Bang giao điển lệ, Kiên khôn nhất lãm, Hy kinh trắc lãi, Nhật dựng thường đàm. Riêng vẻ lĩnh vực văn chương, thơ văn Phạm Đình Hồ rất đặc sắc dù tất cả đều được viết bằng chữ Hán.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Trần Mai Ninh

Thơ Phạm Đình Hồ thường thiên về hoài cổ, nơi ông gửi gắm tâm sự cô trung đối với tiền triều Lê – Trịnh, như một phần số sĩ phu thời đó. Phần lớn nội dung Đông Dã học ngôn thi tập đều đượm buồn khi nói về thân phận của kẻ sĩ thất cơ lỡ vận! Có người mệnh đanh đó là “thơ thời thế” rặt giọng nam mác bị ai đã từng bắt gặp trong thơ Trần Danh Án, Phạm Quý Thích, Bà huyện Thanh Quan… và cả trong thơ Nguyễn Du nữa. Có điểu là Phạm Đình Hồ thời đó hãy còn rất trẻ.

Trong tập thơ Đông Đá… ta có thể bắt gặp những chùm thơ trữ tình – tình yêu khá đằm thắm trẻ trung. Ba bài tiêu biểu: Hữu sở cảm (Bày tỏ cảm xúc), Hoài cổ (Cảm nhớ chuyện cũ), Cựu ca cơ (Ca kỷ thời tiền triều), đều tỉnh tế, duyên dáng pha chút đắm say của thời trẻ tuổi.

Vẻ văn, với lợi thế của văn xuôi tự sự, ông tuân theo ngòi bút : gặp gì ghi nấy, nhớ đâu ghi đó, đủ thứ chuyện cổ kim. Có khi là chuyện người thực, việc thực, có khi là chuyện xa xưa thuộc truyền thuyết, cổ tích hay lời ngoa truyền… Hình như tác giả cố ghi bằng hết, chuyện gì chưa lý giải được thì để nguyên, việc gì có thể bình luận hay phê phán được thì tác giả không ngại nêu ý riêng của mình. Bên cạnh những mẫu chuyện mang tính xã hội học, dân tộc học, ngôn ngữ học, đã sử v.v…, chúng ta còn được thưởng thức nhiều trang văn hay về người và cảnh, về cuộc sống và thế thái nhân tình rất đa dạng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Ngô Thì Hương

Phạm Đình Hổ (và cả Nguyễn Án) còn viết về nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng ở Thăng Long như tháp Báo Thiên, đến Trấn Vũ, chùa Kim Liên, đền Linh Lang, chùa Tiên Tích, hồ Hoàn Kiếm… Hai tác giả cũng dành một phần tác phẩm để viết về các danh nhân đất nước như anh hùng, liệt nữ, tao nhân mặc khách, các vị danh sư, Các nhà khoa bảng tiêu biểu. Nhiều ngôi sao đất nước được khắc họa như những bức chân dung mà chúng ta chỉ biết được bởi một Số nét SƠ lược trong thế phả hay trong chính sử. Sự hấp dẫn của hai tác giả văn xuôi này là những người  thực, việc thực, cảnh thực, được tái hiện khá sinh động, đọc một lần là nhớ mãi. Ví như chuyện Mẹo lừa. Ghi lại những chuyện “cười ra nước mắt” diễn ra ngay trung tâm 36 phố phường, giữa ban ngày, ban mặt, thật mà như bịa, hẳn là tác giả muốn tố cáo  sự suy thoái nghiêm trọng của xã hội  phong kiến.

Đối lập với bao cảnh đau lòng kế  trên là cuộc sống Vương giả của bọn  thống trị chóp bu. Chuyện cũ trong phủ chứa kể việc chúa Trịnh Sâm ham mê  tuần du triền miên, hết ngự ly cung Tây  Hồ lại đến các ly cung Tử Trầm, Dũng  Thúy… Đón được ý chúa thích chơi “trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch,  chậu hoa cây cảnh”, bọn hoạn quan thừa gió bẻ măng gây kht vọng và buồn chánông biết bao  nhiêu tai họa cho dân và cho cả những nhà phú hào nữa! Là nhà nho hiếu học và uyên bác, tác giả tỏ ra thấ trước việc học, việc thỉ lúc bấy giờ. Cuộc bình văn trong trường Giám quả thật là chuyện đùa có thật : Quan Trí giám Nguyễn Hoãn đang lĩnh chức Thái phó Quận công chủ trì cuộc bình văn mà “thủy chung nín lặng, không nói câu nào, thỉnh thoảng chỉ khẽ cười hi hí mà thôi” ! Bởi lẽ đại thần họ Nguyễn quá dốt nát, vì gian lận mà đậu Tiến sĩ, vì có quyền thế mới leo đến chức cao ! Trong lúc đó thì những đại danh nho như Ngô Thì Sĩ, Phạm Vĩ Khiêm cứ trượt lên, trượt xuống trước nhiều kỳ thi hội. Chuyện Khoa cử cho biết : “Bọn quan đương thời ghen ghét,  khi đến thi hội, các khảo quan đồ xét, hễ thấy quyển nào hơi giống (giọng văn – họ Ngô) thì bảo nhau : “Quyển này hẳn là khẩu khí Ngô Thì Sĩ”, thế là bị đánh hỏng.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Nguyễn Án

Thời “sinh đồ tam quan” (nạp ba quan tiền thì được sinh đồ) chính là thời này Tóm lại, Phạm Đình Hổ là nhà văn, nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có tiếng. Dù còn ít nhiều hạn chế bởi quan điểm nho gia chính thống nhưng thơ văn của ông đã nói lên được thực trạng xã hội phong kiến suy thoái và phần nào in dấu khởi sắc của chủ nghĩa nhân văn thời đại.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ , tác giả khác

Scroll to Top